Sunday, October 25, 2009

Một hãnh diện cho người Việt tỵ Nạn, Dr. Roesler sẽ là Bộ Trưởng Y Tế Đức


Một hãnh diện cho người Việt tỵ Nạn, Dr. Roesler sẽ là Bộ Trưởng Y Tế Đức

* Lê Ngọc Châu phóng dịch (Theo báo Spiegel và Reuters 23-10-2009)

Tân bộ trưởng y tế Đức: Dr. Philipp Rösler
(Là người Đức gốc Việt đầu tiên làm đến chức bộ trưởng y tế)


Như chúng ta biết, cuộc bầu cử Quốc Hội (QH) Đức vào ngày 27.09.2009 đã kết thúc. Hai đảng lớn CDU và SPD mất đi sự ủng hộ của cử tri. Riêng SPD với ứng cử viên Steinmeier thất bại nặng nề, mất hơn 11% số phiếu. Ba đảng nhỏ thì tăng, nhất là đảng FDP thắng lớn, trở thành đảng mạnh thứ ba sau CDU và SPD tại Quốc Hội Đức.

Sau đây là kết quả của cuộc bầu cử Hạ Viện được công bố ngày 28-09-2009 nhiệm kỳ 2009-2013 (trong dấu ngoặc là kết quả tăng (+) hay giảm (-) so với lần bầu cử 2005):

SPD được 23% (-11,2%)
CDU/CSU 33,8% (-1,4%)
Xanh được 10,7% (+2,6%)
FDP 14,6% (+4,8)
die Linke 11,9% (+3,2%)

Căn cứ vào kết quả trên thì số ghế Thượng nghị sĩ là 622 được phân chia như sau: CDU/CSU: 239 ghế; SPD : 146; FDP : 93; Linke : 76 và Xanh: 68 ghế.

Qua kết quả trên, liên minh cầm quyền lớn giữa CDU/CSU và SPD chia tay. SPD đạt được kết quả bầu cử thê thảm chưa từng có trong lịch sử đảng kể từ khi chiến tranh chấm dứt và sau 11 năm liên tiếp tham chính nay trở thành đối lập tại QH Đức trong 4 năm tới. Không những thế, tham vọng của SPD muốn liên minh với Xanh và Tả Khuynh trước khi bầu cử xảy ra cũng tan thành mây khói. Đảng trưởng SPD, ông Muenterfering bị chỉ trích nặng nề sau đó và cũng đã nhường cho đảng viên trẻ tuổi hơn lên thay thế là ông cựu bộ trưởng môi sinh, Gabriel được tín nhiệm vào chức tân đảng trưởng SPD với hy vọng là sẽ lấy lại uy tín của SPD đối với cử tri Đức trong thời gian tới.

Ước vọng của bà Merkel đã được đáp ứng. Một chính quyền liên bang giữa Liên Đảng CDU/CSU và FDP kể từ 1998 sẽ thành hình và bà Tiến sĩ Angela Merkel sẽ nắm chức vị nữ thủ tướng Đức thêm một nhiệm kỳ 4 năm nữa! Ngay sau khi kết quả được công bố, liên đảng CDU, CSU và FDP tiến hành những cuộc hội đàm để thành lập liên minh cầm quyền. Hôm nay, 23.10.2009, qua nhiều tuần thương thảo, CDU, CSU và FDP đã đả thông được những cách biệt trên mọi lãnh vực như cải tổ về y tế, thuế má, thị trường nhân dụng, xã hội, v.v... liên minh cầm quyền mới (xem như) cũng đã thành lập xong thành phần nội các của tân chính phủ do bà Merkel lãnh đạo.

Theo báo Spiegel và AFP và nhiều thông tấn xã Đức khác loan tin cho biết thì tân nội các của chính phủ do CDU, CSU + FDP cầm quyền gồm có:

* Thủ tướng: Ts Angela Merkel (CDU)
* Ngoại trưởng kiêm phó thủ tướng : Dr. Guido Westerwelle (FDP)
* Bộ trưởng tài chánh: Dr. Wolfgang Schaeuble (CDU, trước đây là bộ trưởng nội vụ)
* Bộ trưởng gia đình: Ursula von der Leyen (CDU)
* Bộ trưởng quốc phòng: Karl-Theodor zu Guttenberg (CSU, trước đây là bộ trưởng kinh tế)
* Bộ trưởng lao động: Franz Josef Jung (trước đây là bộ trưởng bộ quốc phòng)
* Bộ trưởng nội vụ: Thomas de Maizière (CDU)
* Bộ trưởng kinh tế: Rainer Brüderle (FDP)
* Bộ trưởng tư pháp: Dr. Sabine Leutheusser-Schnarrenberger (FDP)
* Bộ trưởng y tế: Dr. Philipp Rösler (FDP)
* Bộ trưởng phát triển: Dirk Niebel (FDP)
* Bộ trưởng giao thông: Peter Ramsauer (CSU)
* Bộ trưởng canh nông: Ilse Aigner (CSU nhưng chưa chắc lắm!)

Thành phần nội các nói trên còn phải được liên minh chấp thuận. CDU/CSU+FDP chiếm đa số tuyệt đối tại Hạ Viện là 332 ghế, khối đối lập chỉ có 290. Như thế liên minh mới Đen+Vàng lên nắm quyền sẽ dễ dàng thông qua những luật lệ mới mà chính phủ muốn thay đổi nói chung.

Một điểm đáng được lưu ý, Dr. Roesler là bộ trưởng trẻ tuổi nhất trong tân nội các của bà Ts Merkel, mới 36 tuổi, còn trẻ hơn cả cựu bộ trưởng kinh tế zu Guttenberg!

Thông tấn xã Reuters còn bình phẩm thêm sau khi được biết Roesler đảm nhận chức bộ trưởng y tế Đức. Theo Reuters, qua đó đảng trưởng FDP, Westerwelle muốn kèm chân nhà chính trị trẻ đang lên như diều gặp gió, Dr. Roesler, có thể nói là địch thủ đáng ngại của Westerwelle vì bộ y tế là bộ khó nuốt và nhanh chóng sẽ có nhiều kẻ thù (rasch viele Feinde machen!). Dr. Roesler từng nói, đến 45 tuổi sẽ từ giả chính trường. Câu hỏi này cũng được ban lãnh đạo liên bang FPD đặt ra tại Bá Linh và được Roesler trả lời rõ ràng "đúng vậy"!

Tuy nhiên Roesler cũng không có nhiều thì giờ để suy nghĩ. Bây giớ, trước hết Roesler là Bộ trưởng y tế, một bộ gặp nhiều khó khăn nhất tại Đức. Ngay buổi sáng thứ sáu hôm nay, Roesler còn tường trình kết quả y tế ủy ban đạt được cùng với bà Ursula von der Leyen và Babara Stamm của CDU+CSU và buổi chiều thì Roesler trở thành bộ trưởng y tế. Ngay xế chiều cùng ngày, chuyên gia y tế của FDP, ông Daniel Bahr đã khôi hài: "Một bác sĩ mắt với tầm nhìn xa sẽ là bộ trưởng y tế Đức!". Sau đó khi biết Roesler là bộ trưởng y tế Đức thì Bahr tuyên bố: tôi chia vui với Roesler và sẽ hổ trợ ông ta (Roesler)!

Con đường chính trị của Roesler thăng tiến rất nhanh chóng, không ngờ được, bắt đầu tại tiểu bang Niedersachsen. Cựu tỉnh bộ trưởng và cũng là tổng trưởng kinh tế tiểu bang, Walter Hirche là người đã đỡ đầu cho Roesler. Lúc nào Roesler cũng là người trẻ tuổi nhất: Bí thư tỉnh bộ trẻ nhất, rồi đến chủ tịch khối dân biểu, tỉnh bộ trưởng trước khi thành tổng trưởng kinh tế và giao thông tiểu bang Niedersachsen.

Roesler là người đang được thành viên FDP mến chuộng. Ứng khẩu nhanh nhẹn, nhưng đôi khi cũng có thể khôi hài và chính điểm này làm người ta ưa thích. Từ lâu FDP đã lưu ý đến Roesler và xem như là người sẽ kế vị đảng trưởng Westerwelle trong tương lai.

Reuters cũng nhắc lại lý lịch của Roesler. Ông ta mồ côi và rời Việt Nam đến Tây Đức khi vừa mới chín tháng tuổi, được một gia đình Đức nhận làm con nuôi. Hiện nay Roesler lập gia đình, vợ cũng là bác sĩ và có hai con song sinh.

Đối với Westerwelle, theo Reuters thì khi đưa Roesler lên làm bộ trưởng y tế Đức có hai điều lợi cho Westerwelle: Thứ nhất, một chính trị gia trẻ, giỏi của FDP cùng vào tham chính và đồng thời mặt khác, cầm chân một địch thủ đáng ngại có thể ảnh hưởng đến sự nghiệp chính trị của mình trong nội đảng FDP với một bộ mà trong thời gian ngắn, Roesler sẽ có rất nhiều kẻ thù ...

Thay cho lời kết, tôi xin mạn phép ghi lại cảm tưởng per emails của hai chính trị gia FDP mà tôi đã trực tiếp liên hệ nhân dịp tổ chức ngày Hội Ngộ 30 năm người Việt tỵ nạn tại Bayern (02-05-2009) vừa qua. Của Dr. Mattar, chủ tịch khối dân biểu FDP tại Hội Đồng Thành Phố Munich:

"FDP chúng tôi hãnh diện và rất mừng vì có một thành viên gốc là người Việt rất giỏi, có giòng máu Việt, ăn nói hay và lôi cuốn!".

Người thứ hai là nghị sĩ tiểu bang Bayern (Bavaria) J. Sandt đã viết khi tôi email cho bà ta hỏi là có thể Dr. Roesler sẽ về Bá Linh đảm nhận chức bộ trưởng kinh tề Đức (?) thì bà Sandt (FDP) cách đây vài tuần sau bầu cử Quốc Hội đã trả lời: "Chúng tôi chưa đề cập đến chuyện ai sẽ nắm chức vụ này hay kia nhưng Dr. Roesler là một trong vài người đã đọc một bài tham luận hay nhất trong kỳ họp ban lãnh đạo đảng FDP tại Bá Linh"!

Người Đức hãnh diện có một nhân tài không mang giòng máu cuả họ, khen một cách rất tự nhiên người chẳng phải tóc vàng mắt xanh. Vâng, Dr. Philip Roesler tuy là người có quốc tịch Đức nhưng lại mang giòng máu Việt. Là người Đức gốc Việt đầu tiên làm đến chức bộ trưởng y tế (không đúng như phỏng đoán của tôi là kinh tế!) , một chuyện rất hi hữu trên chính trường Đức.

Đây là một hãnh diện lớn cho cộng đồng người Việt tỵ nạn ở hải ngoại nói chung!

* Lê Ngọc Châu (Munich, 23-10-2009)

---

TÂN BỘ TRƯỞNG Y TẾ (CHLB ĐỨC) NGƯỜI VIỆT NAM

TIN VUI CHO CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT HẢI NGOẠI…


Từ một câu bé con nuôi của một gia đình người Đức ( từ Nha Trang, Miền Nam Việt Nam ), nay trở thành Bộ Trưởng Bộ Y Tế của Cộng Hòa Liên Bang Đức,
và là người Bộ trưởng đầu tiên của chính phủ Liên Bang không phải người gốc Đức…

** Nguồn tin được cung cấp bởi Tạp Chí Dân Văn, Đức Quốc.

BMH Washington D.C.

DR. PHILIPP ROESLER:
TÂN BỘ TRƯỞNG Y TẾ (CHLB ĐỨC)

(Người Đức gốc Nam Việt Nam)


Berlin - Một ngạc nhiên ngoài dự đoán tại thủ đô Bá Linh: Dr.Philipp Roesler, Đảng Dân Chủ Tự Do (FDP)- người Đức gốc Việt, hiện là bộ trưởng kinh tế, lao động và giao thông tiểu bang Niedersachsen, trở thành bộ trưởng y tế trong tân nội các của chính phủ Cộng Hòa Liên Bang Đức.Đã từ lâu ông Dr.Philipp Roesler vẫn được coi như một ngôi sao nổi bật và là niềm hy vọng của Đảng Dân Chủ Tự Do (FDP). Trong suốt thời gian hơn 3 tuần lễ thương thảo gắt gao trong việc thành lập tân nội các giữa liên minh CDU/CSU và FDP, đặc biệt về vấn đề y tế, ông Philipp Roesler luôn tỏ ra rất thông minh, thực tế, ôn hòa, có tài ứng khẩu, đôi lúc lại khôi hài. Cũng vì thế ông được mọi người kính nể và thán phục trong các cuộc thương thảo. Tuy nhiên ông tỏ ra rất ngạc nhiên khi được cử làm bộ trưởng y tế liên bang và ngay nội bộ đảng FDP cũng xác nhận như thế, một bộ hiện đang đương đầu với nhiều khó khăn.

Sự nghiệp chính trị của Dr.Philipp Roesler tiến rất nhanh và được các đảng viên trong đảng quý chuộng. Ông đã trở thành bộ trưởng trẻ tuổi nhất trong tân nội các của thủ tướng Angela Merkel, trẻ hơn cựu bộ trưởng kinh tế Karl-Theodor zu Guttenberg (37 tuổi/CSU) mà trong tân nội các trở thành bộ trưởng quốc phòng, Dr. Wolfgang Schaeuble (CDU) làm bộ trưởng tài chánh. Trong lịch sử nước Đức, vị bộ trưởng liên bang trẻ nhất nước Đức là bà Claudia Nolte (CDU, 27 tuổi), bộ trưởng bộ gia đình (từ năm 1994 đến 1998) dưới thời thủ tướng Helmut Kohl. Trong khi đó ông Dr. Philipp Roesler là bộ trưởng cấp tiểu bang, nay là toàn liên bang đầu tiên không phải người gốc Đức.

Chỉ một ngày trước đó, ông Dr.Philipp Roesler đã tuyên bố với báo chí rằng ông "không hề có tham vọng lên đến chính quyền liên bang" và cho biết đã bàn bạc và quả quyết với vợ con rằng "tuyệt đối chỉ ở tiểu bang Niedersachsen mà thôi". Giới truyền thông Đức cho rằng, việc ông Dr.Philipp Roesler nhận chức bộ trưởng y tế liên bang là do sức ép của ông Dr. Guido Westerwelle, thủ lãnh đảng FDP. Tuy nhiên, ông Dr.Philipp Roesler tỏ ra không quan tâm nhiều đến sự nghiệp chính trị lâu dài của mình khi ông tuyên bố trước khi nhậm chức bộ trưởng kính tế của tiểu bang Niedersachsen rằng, ông sẽ tự rút lui khỏi chính trường vào năm 45 tuổi.

Lý lịch cá nhân của ông được ghi trong văn khố tiểu bang Niedersachsen như sau:

Dr. Philipp Roesler sinh ngày 24 tháng 2 năm 1973 tại Việt Nam. Tháng 11 năm 1973 khi còn là một cậu bé 9 tháng, ông đã được một gia đình người Đức tại Bueckeburg (cách thành phố Hannover khoảng 50 cây số) nhận làm con nuôi từ một viện mồ côi tại Khánh Hưng (Nha Trang). Khi lên 4 tuổi, cha mẹ nuôi ly dị và ông về sống với cha nuôi -một quân nhân trong quân đội Đức- tại Hamburg/Harburg. Năm 2002 ông lập gia đình với bà Wiebke Roelser (31 tuổi) và hiện nay có 2 người con gái song sinh tên Grietje và Gesche (1 tuổi).

Năm 1992: gia nhập quân đội Đức với chức vụ dự bị sĩ quan quân y
Năm 1993: đại học y khoa tại HannoverNăm 1999: đại học y khoa quân đội tại HamburgNăm 2001: tốt nghệp bác sĩ nha khoa và sĩ quan quân y trong quân đội ĐứcNăm 2002: luận án tiến sĩ y khoa về Tim-Phổi-Mạch Máu
Sự nghiệp chính trị:

Năm 1992: gia nhập Đảng Dân Chủ Tự Do (FDP) Năm 1994: chủ tịch đoàn Thanh Thiếu Niên Tự Do (Julis) thuộc đảng FDP thành phố HannoverNăm 1996: chủ tịch đoàn Thanh Thiếu Niên Tự Do (Juliis) toàn tiểu bang Niedersachsen, kiêm thành viên ban chấp hành đảng FDP tiểu bang NiedersachsenNăm 2000-2004: tổng thư ký đảng FDP tiểu bang Niedersachsen (không thù lao)
Năm 2001: dân biểu thành phố Hannover, kiêm phó chủ tịch đảng FDP trong hội đồng thành phố
Năm 2003: chủ tịch đảng FDP trong quốc hội tiểu bang Niedersachsen
Năm 2005: thành viên ban chấp hành trung ương đảng FDP toàn quốc
Năm 2006: chủ tịch đảng FDP tiểu bang Niedersachsen
Từ 18.02.2009: bộ trưởng Kinh tế, Lao động và Giao thông tiểu bang Niedersachsen

Bây giờ là Bộ Trưởng Y Tế Cộng Hòa Liên Bang Đức.

Đặc biệt Dr. Philipp Rösler đã đến dự Lễ Khánh Thành Tượng Đài Tị Nạn Cộng Sản ngày 12.09.2009 tại Hải Cảng Hamburg – Germany. Sau buổi Lễ Khánh Thành, đồng bào đã bày tỏ tình cảm với Dr. Philipp Rösler, bằng cách chụp hình chung lưu niệm, cả tiếng đồng hồ sau Dr. Philipp Rösler mới dời khỏi nơi hành lễ để về nhà. Cũng cần nói thêm, Tòa Đại Sứ VC tại Berlin đã nhiều lần gọi điện thoại để lung lạc và yêu cầu Dr. Philipp Rösler đừng đến dự Lễ Khánh Thành vì lý do chính trị, nhưng Dr. Philipp Rösler đã mạnh mẽ trả lời với tòa Đại Sứ VC, Ông ta đến tham dự Lễ Khánh Thành cũng vì lý do chính trị, và Dr. Philipp Rösler đã hiện diện tại buổi Lễ với tất cả tình cảm của đồng bào dành cho một người con, người cháu đã làm hãnh diện cho người Việt Tị nạn CS nói riêng tại CHLB Đức…


---

Friday, October 16, 2009

Chuyến đi thăm Trại Tỵ Nạn Galang, Nam Dương của Phái đoàn Cộng Đồng Úc Đại Lợi và Văn Khố Thuyền Nhân



Chuyến đi thăm Trại Tỵ Nạn Galang, Nam Dương của Phái đoàn Cộng Đồng Úc Đại Lợi và Văn Khố Thuyền Nhân.


Hình phái đoàn Úc trao tặng 5,000 Úc kim cho phái đoàn cứu trợ xuất phát từ đảo Batam (tỉnh Riau, Indo). Từ trái sang phải: anh Trần Đông, bác Võ Đại Tôn, ông trưởng phái đoàn cứu trợ, anh Nguyễn Thế Phong (cravat hình màu đỏ trắng tượng trưng cho cờ Indonesia - very politically correct), cô Lukita (thông dịch viên), chị Trương Nguyệt Ánh (nghị viên Tây Úc), anh Nguyễn Văn Sơn (báo Dân Việt).

Phái đoàn cứu trợ Indonesia rất ư cảm kích trước nghĩa cử cao đẹp của cộng đồng Úc Châu.

Thịnh

---

Wednesday, October 14, 2009

Tem mới phát hành tại Vương Quốc Bỉ


Tem mới phát hành tại Vương Quốc Bỉ

---

Tuesday, October 13, 2009

Đại hội Khoáng đại kỳ 4 Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngoại tại Hoa Kỳ























96 phai doan Tang ni Phat Tu, tren 300 dai bieu ve tham du Dai Hoi va le Hiep Ky be mac tai chua Dieu Phap va Dieu Ngu.

---

Đại Hội Khoáng Đại kỳ 4 của GHPGVNTN Hải Ngoại tại Hoa Kỳ


Tin San Gabriel (California) : Qua Diễn văn khai mạc Đại hội ở chùa Diệu Pháp, Đức Phó Tăng thống Thích Hộ Giác và cũng là Chủ tịch Hội đồng Điều hành Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngoại tại Hoa Kỳ, nhấn mạnh các điều trọng yếu như sau : “Đại Hội Khoáng Đại IV nầy là đại hội khoáng đại đầu tiên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngoại tại Hoa Kỳ sau Giáo chỉ số 9. Đại hội cần triển khai Phật sự đáp ứng được những yêu cầu của Hội Đồng Lưỡng Viện trong hoàn cảnh nhiều thử thách ngoại tại cũng như nội tại hiện nay. (...) Ngay từ những giờ phút ban đầu khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngoại tại Hoa Kỳ được thành lập đã gánh vác trọng trách là đơn vị chủ lực của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất trong giai đoạn vận động giải trừ pháp nạn và quốc nạn. Ban đầu là vậy bây giờ vẫn vậy.

“Tôn chỉ hành hoạt của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất là không đặt sự tồn tại của giáo hội ra ngoài sự hưng vong của đất nước. Con đường đó không thể không có khổ nạn, hiểm nguy. Giáo hội đã trở thành đối tượng đánh phá của những thế lực vô minh bạo tàn. Những phân hóa, xáo trộn là điều tất nhiên phải có. Chúng ta cần nhìn vấn đề với thái độ tĩnh táo và hiểu biết. Phải vượt lên trên tinh thần phe phái, bè nhóm mà nhìn vào đại cuộc. Tất cả những tranh chấp đều mang tính nhất thời. Hướng đi lâu dài của chúng ta là tận dụng những gì có được trong hoàn cảnh hiện nay để cứu nước, giữ đạo trong cơn quốc nạn và pháp nạn. (...) Đất nước đang đứng trước họa xâm lăng mà nghĩ là an bình thịnh trị; Phật giáo đang bị khai thác làm công cụ cho chế độ đương quyền mà nghĩ là nhà nước ủng hộ Phật giáo; nội bộ giáo hội bị phân hóa để biến tướng mà nghĩ là đang bình chân như vại. Những cái nhìn như vậy cũng tai hại như chính những nguyên nhân tạo nên pháp nạn và quốc nạn hiện nay”.

Kết luận, Đức Phó Tăng thống Thích Hộ Giác lạc quan trước sự phát triển của Giáo hội khi ngài nói : “Sau giáo chỉ số 9, mặc dù có nhiều trở lực mới nhưng phải ghi nhận rằng sự dấn thân của hàng cư sĩ đối với Phật sự gia tăng rất nhiều so với trước đây. Chúng ta không ngây thơ để không thấy những khó khăn của mình nhưng cũng không bi quan tiêu cực để không nhận ra những thắng duyên”.

Sau đạo từ của Đức Phó Tăng thống, Thượng tọa Tổng thư ký Thích Viên Lý, Trưởng Ban Tổ chức Đại hội, thay mặt Giáo hội đọc Diễn văn Chào mừng. Thượng tọa liên hệ công trình của Đại hội với tình hình bi thảm của đất nước như sau :

“Việt Nam của chúng ta đang là một tử địa. Dân tộc Việt Nam vẫn sống trong lầm than, độc tài, bất công và bạo lực. Bất công, bạo lực và độc tài là một tội ác. Là một Phật tử, với tâm từ bi, tất nhiên chúng ta không chỉ lên án bạo lực, bất công mà còn nỗ lực hành động để chận đứng mọi bất công và bạo lực.

“Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, dưới sự lãnh đạo của Đức cố Tăng thống Thích Huyền Quang và Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, Xử lý Thường vụ Viện Tăng thống kiêm Viện trưởng Viện Hóa Đạo, đã và đang không ngừng thi triển Đại bi tâm nhằm chuyển hóa mọi vô minh, bất thiện. Tiếng nói của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất là tiếng nói của lương tâm, tiếng nói của hòa bình và hy vọng”.

Sau 3 ngày làm việc, báo cáo Phật sự, thảo bàn những đề tài nóng bỏng của quê hương và đạo pháp để cùng tìm phương giải quyết. Đại hội kết thúc trong tinh thần phấn khởi, tin tưởng và quyết tâm phát huy con đường bồ tát đạo trong những năm tháng tới mà các công tác chính yếu được đề ra qua Quyết Nghị 9 điểm sau đây :

QUYẾT NGHỊ CHÍN ÐIỂM
của Ðại hội Khoáng đại kỳ IV
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngoại tại Hoa Kỳ


Ðại hội Khoáng đại kỳ IV Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngoại tại Hoa Kỳ tổ chức tại Chùa Diệu Pháp ở thành phố San Gabriel, bang California, Hoa Kỳ, qua ba ngày 9, 10, 11.10.2009, và bế mạc tại trụ sở Giáo hội ở chùa Điều Ngự, thành phố Westminster, bang California, đã thể hiện sâu xa tinh thần dấn thân bồ tát đạo với ý thức phát huy Giáo hội trên bước ngoặt mới trong công cuộc giải trừ Quốc nạn và Pháp nạn.

300 đại biểu gồm chư Tôn đức Tăng Ni và nam nữ Cư sĩ Phật giáo thuộc 96 đơn vị Giáo hội tại các Hội đồng, các Tổng vụ, các Miền, các đơn vị trên toàn quốc Hoa Kỳ, Canada, Âu châu và Úc châu, vân tập về phó hội trong không khí cởi mở, phấn chấn và lạc quan thông qua sáu khoáng đại trên các chủ đề quan yếu như khai triển “Lời Kêu gọi Không dùng hàng hóa Trung quốc” của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, phương hướng hành động cho mục tiêu giải trừ Quốc nạn, Pháp nạn, và đào luyện nhân sự đối ứng với nhu cầu hoằng hóa độ sinh trước tình hình mới.

Ðại hội trích lời Thông điệp của Đức cố Tăng thống Thích Huyền Quang viết hai tháng trước khi Ngài viên tịch làm châm ngôn cảnh sách cho giai kỳ mới của Giáo hội :

« Phật giáo là sự đối diện chứ không quay lưng với xã hội, Phật giáo dấn thân vào nơi tham tàn, loạn tưởng của xã hội để tịnh độ hoá nhân gian. (…) Việc giải thoát giác ngộ không thể xây dựng trên sự nghèo đói và thiếu tự do. Nay lại thêm chuyện lãnh thổ bị xâm lấn khiến lòng người ưu tư khắc khoải. Hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa đang trong cơn hấp hối, mà các nhà lãnh đạo đất nước làm ngơ. Không như thuở trước, dưới các triều Đinh, Lê, rồi Lý, Trần, Lê, từ vua quan, bậc Cao tăng và Phật tử cho đến toàn dân đều một lòng giữ nước. Vì giữ nước mới có đất nuôi dân. Vì giữ dân nên thăng hoa tinh thần và đạo lý làm nên văn hiến nước nhà.

« Người Phật tử bồi đắp tâm linh bao nhiêu cho tiến trình giải thoát giác ngộ, thì càng bảo vệ lãnh thổ bấy nhiêu cho chủ quyền của nòi giống tự do thoát ly nô lệ.

« Chánh pháp không thể nở hoa nơi giang sơn nô lệ, chúng sinh không thể an lạc nơi áp bức, đói nghèo. Bản hoài xuất thế của chư Phật là xuất hiện nơi trần thế để cứu độ muôn loài ».

Đồng thời Đại hội trang nghiêm thừa tiếp lời nhắn nhủ ghi trong Đạo Từ của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, Xử lý Viện Tăng thống kiêm Viện trưởng Viện Hoa Đạo, như phương hướng hành động cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngoại tại Hoa Kỳ trong những năm tháng tới :

« Độc tài chính trị chỉ phù du một thời, nhưng đạo Giải thoát Giác ngộ là của muôn đời. Trước cảnh tha hóa suy tàn của đạo đức dân tộc ngày nay, Giáo hội cần chuẩn bị nhân sự từ giới xuất trần đến giới tại gia để đảm lãnh đời sống tinh thần cũng như xã hội của dân tộc. Bảy mươi năm tàn phá khốc liệt con người và xã hội của chủ nghĩa Cộng sản tại Liên xô và Đông Âu cũ bi thảm như thế nào, thì sự trạng này cũng kinh khiếp như thế ấy tại Việt Nam. Phật giáo cần chuẩn bị đối diện với một đất nước điêu linh, một xã hội loạn lạc, một dân tộc vong tính trong những năm tháng tới. Cho nên chính sách nhân sự đối ứng với tình hình nguy biến cần được ưu tiên đặt ra và thực hiện ngay từ bây giờ. (…) Giáo hội cần chư vị Trưởng lão hãy đem kinh nghiệm sẵn có của mình chỉ đạo, giúp đỡ cho thế hệ hậu bối cách điều hành Giáo Hội. Đồng thời với việc khuyến thỉnh giới Cư sĩ tại gia nhận lấy trọng trách Phật hóa xã hội trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống quốc gia nhằm ngăn ngừa những pháp nạn nối tiếp trong tương lai ».

Nay, Ðại hội đồng thanh quyết nghị 9 điểm sau đây :

1. Chín mươi sáu phái đoàn tham gia Đại hội hoan nghênh và ký tên ủng hộ « Lời Kêu gọi Không dùng hàng hóa Trung quốc » của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ;

1.1. Những người ký tên hậu thuẫn không những không mua hay dùng hàng hóa Trung quốc mà còn kêu gọi tẩy chay hàng Trung quốc, cho tới khi nhà cầm quyền Bắc Kinh từ bỏ chủ trương xâm lăng lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam ;

1.2.Khi trở về địa phuơng các đơn vị Giáo hội sẽ tiếp tục phong trào lấy chữ ký hậu thuẫn Lời Kêu gọi, tiếp cận chính giới và báo chí Hoa Kỳ nhằm gia tăng sự hậu thuẫn quốc tế;

2. Cấp tốc thực hiện 4 đề án Phật sự sau đây :

2.1. Phát huy hoạt động trên ba địa bàn chủ lực của Giáo hội tại Bắc California, Nam California và Houston, Texas ;

2.2. Phát triển cơ sở hạ tầng là các Khuôn hội địa phương trong cuộc tập họp và đoàn ngũ hóa quần chúng Phật giáo;

2.3. Kết hợp với Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế mở những cuộc vận động quốc tế qua các trung tâm quyền lực, quốc hội, diễn đàn LHQ và các hội nghị thế giới;

2.4. Tổ chức các Đại hội chuyên đề, như hoằng pháp, truyền thông, cư sĩ, văn hóa, v.v…

3. Tổ chức Đại học Hè để đào luyện nhân sự cho các ban ngành sinh hoạt của Giáo hội trong cộng đồng Phật giáo cũng như cộng đồng hải ngoại. Đặc biệt trên hai lĩnh vực truyền thông và vận động quốc tế ;

4. Tập họp giới trẻ qua sự thành lập các tổ chức Thanh niên Phật tử, Sinh viên Phật tử, Chuyên gia Phật tử, và kiện toàn tổ chức Gia Đình Phật tử, Hướng đạo Phật tử của Giáo hội ;

5. Chuẩn bị phát hành một tờ nhật báo Phật giáo ;

6. Thiết lập diễn đàn Paltalk Phật giáo và E.mail Network Phật giáo ;

7. Lập Qũy tương tế phù trợ cho các đơn vị địa phương của Giáo hội vừa mới thiết lập nhưng còn gặp khó khăn ;

8. Tài trợ Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế bằng sự đóng góp tùy hỉ của các cơ sở Giáo hội hoặc tổ chức các bữa cơm gây qũy.

9. Đại lễ Phật Đản Phật lịch 2554 của Giáo hội sẽ được tổ chức tại chùa Điều Ngự, thành phố Westminster, California, vào ngày 23.5.2010 ; và Đại hội Thường niên của Giáo hội sẽ được tổ chức vào các ngày 9 và 10.10.2010 tại chùa Giác Quang, thành phố Oklahoma City, bang Oklahoma.

Phật lịch 2553 - Làm tại Chùa Điều Ngự,
thành phố Westminster, bang California, Hoa Kỳ, ngày 11.10.2009


Sau khi bế mạc Đại Hội và Lễ Hiệp Kỵ, một cuộc họp báo về hiện tình đất nước và nhiều vấn đề liên quan đến Giáo Hội qua những sự việc nóng bỏng như Hòa Thượng Thích Tâm Châu từ bỏ chức « Chứng Minh Đạo Sư » rút lui khỏi tổ chức « Phật Giáo Về Nguồn » tiếm danh Giáo Hội, tăng sinh của Thích Nhất Hạnh với vụ Chùa Bát Nhã ở Việt Nam, một số cá nhân đang đánh phá Hoà Thượng Thích Quảng Độ và Giáo Hội, v.v... đã được thuyết trình đoàn với Giáo sư Võ Văn Ái, Pháp sư Thích Giác Đức, Thượng Tọa Thích Viên Lý, Thượng Tọa Thích Giác Đẳng đã trả lời thỏa mãn qua các dữ kiện thật rõ ràng và cụ thể.

Trần Sơn

---

Sunday, October 11, 2009

Đem con bỏ chùa: Một mũi tên nhiều đích nhắm!

Thái độ im lặng trong nhiều tuần lễ của thiền sư Thích Nhất Hạnh (TS TNH) kể từ khi Cộng sản Việt Nam (CSVN) đàn áp dã man 400 thầy và sư cô của TS tại tu viện Bát Nhã ở Lâm Đồng đã gây xôn xao trong dư luận và trở thành một đề tài nóng bỏng với biết bao câu hỏi về sự im lặng khó hiểu này. Những ai mê đọc sách thiền của TS TNH giờ tỏ ra thất vọng khi thấy lời nói của kẻ viết không đi đôi với việc làm được thể hiện qua hành động “đem con bỏ chùa”.

Sự lên tiếng lần đầu tiên của TS TNH trong lá thư đề ngày 30/9/2009 dưới cái tên Gs Nguyễn Lang gửi cho Chủ tịch Đảng Nguyễn Minh Triết qua mạng Phù Sa một mặt "xin Chủ tịch kịp thời ngăn chận hành động trái luân thường đạo lý này", rồi lại cung kính gọi công an là "các vị", càng làm cho dư luận xôn xao hơn nữa về thái độ nịnh nọt xin/cho của TS TNH.

Thêm vào đó nội dung lá thư "... Ngày xưa trong Cách mạng chống Pháp, hàng ngàn chiến sĩ cách mạng đã từng tới ẩn náu tại chùa và các Thầy các sư cô luôn luôn tìm mọi cách để đùm bọc và che chở. Bây giờ đây cảnh sát và công an của Chủ Tịch đã đánh bật 400 thầy và sư cô ra khỏi chùa.... Các vị cảnh sát và công an này chắc hẳn không phải là con cháu của cách mạng" tự nó đã bốc lên mùi vị của một người ăn cơm quốc gia thờ ma Cộng sản đang tỉ tê kể lể công trạng đùm bọc "cách mạng" để sau đó xin xỏ "Cách mạng" cho mình ân huệ. Phải chăng đây chính là lý do khiến TS TNH phải dùng tên Nguyễn Lang để khỏi bị mang tiếng là mình nằm vùng?

Ngoài ra cách hành văn lửng lơ "... hàng ngàn chiến sĩ cách mạng đã từng ẩn náu tại chùa và các Thầy các sư cô luôn luôn tìm mọi cách để đùm bọc và che chở" dễ tạo ấn tượng cho người đọc là có nhiều chùa ủng hộ CS trong khi thực tế chỉ có vài nhà sư trụ trì vài ngôi chùa ở vùng xôi đậu thời đó theo ủng hộ Cộng sản mà thôi. Và sau cùng nội dung bức thư lẫn thời điểm tung ra đã giúp cho chúng ta nhìn rõ hơn bản chất của vụ đàn áp tu viện Bát Nhã đã được tính toán kỹ càng với sự tung hứng rất nhịp nhàng và ăn khớp giữa hai bên. Một mũi tên độc CSVN bắn đi nhắm tới nhiều đích.

Câu hỏi đầu tiên được nêu ra là tại sao CSVN lại chọn thời điểm này để đàn áp Bát Nhã? Câu trả lời cũng không khó. Lời Kêu gọi Biểu tình Tại gia - Bất tuân Dân sự của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, Xử lý Thường vụ Viện Tăng thống kiêm Viện trưởng Viện Hóa Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, đặt vấn đề với nhà cầm quyền CSVN về việc khai thác bauxite ở Cao nguyên Trung phần cũng như đòi CSVN phải bạch hoá hai bản hiệp ước biên giới mà CS đã lén lút ký kết dâng một phần đất biển của tổ tiên cho đàn anh Trung cộng, là một cái gai nhức nhối đâm thẳm vào tim đen của CSVN và làm đàn anh Trung cộng điên tiết. Để ngăn chặn chuyện "nhạy cảm" làm buồn lòng quan thầy Trung Cộng, còn kế nào hay hơn là lèo lái dư luận quần chúng và thế giới sang chuyện đàn áp Tu viện Bát Nhã. Một hình thức lái mục tiêu đấu tranh của đồng bào sang hướng khác mà CSVN hoàn toàn nắm phần chủ động.

Câu hỏi thứ hai được đặt ra là tại sao TS TNH lại im lặng để cho CSVN đàn áp mấy tháng trời rồi sau đó mới lên tiếng với cái tên Gs Nguyễn Lang? Thật cũng chẳng gì khó hiểu. Nếu như TS TNH lên tiếng phản đối ngay từ lúc đầu thì CSVN chỉ có hai sự chọn lựa, hoặc tiếp tục đàn áp hay là ngưng lại. Nếu tiếp tục đàn áp thì chả khác gì CSVN sỉ nhục và làm mất uy tín TS TNH. Đây là điều mà CSVN không muốn làm vì họ cần đánh bóng tên tuổi của TS TNH cho những công tác quốc tế vận mai sau, mà trong đó sự lên tiếng của TS TNH về vấn đề chất độc da cam ở Hoa Kỳ cách đây vài năm đã là một thí dụ điển hình. Còn như nếu nhà cầm quyền CSVN ngưng ngay cuộc đàn áp thì làm sao những kẻ nằm vùng có thể viện cớ tăng ni bị đàn áp để lên tiếng yêu cầu thế giới can thiệp cho 400 thầy cô tu viện Bát Nhã được xuất ngoại hầu tạo cơ hội cho CSVN cài sư quốc doanh ra hải ngoại nằm vùng để phá rối Phật giáo và lũng loạn cộng đồng người Việt hải ngoại?

Thêm vào đó, mũi tên đàn áp tu viện Bát Nhã mà CSVN bắn ra cũng nhằm mục đích đánh bóng TS TNH có cơ hội được khoác chiếc áo mới thơm phức "hương vị chống Cộng". Qua chiếc áo Chống cộng ảo tưởng này dễ mê hoặc những kẻ ngây thơ, TS TNH sẽ từ từ kéo hết tăng ni Phật tử hải ngoại trở "về nguồn", hỗ trợ Giáo hội Phật giáo VN quốc doanh làm những công quả từ thiện nuôi béo chế độ.

Và sau cùng, mục đích có lẽ thâm hiểm nhất trong vở tuồng đàn áp tu viện Bát Nhã là gây phân hóa trong cộng đồng Phật giáo và người Việt hải ngoại. Người nào nhìn thấy ý đồ đen tối của CSVN tất phải giữ thái độ thận trọng không vội vã lên tiếng hẳn sẽ trở thành mục tiêu cho nhóm văn nô CS tận tình khai thác. Còn những ai ngây thơ lên tiếng tranh đấu cho tu viện Bát Nhã thì lại sa vào cái bẫy sập tinh vi cuả CSVN.

Biến cố Bát Nhã quả đúng là mũi tên tẩm thuốc độc nhắm tới nhiều đích. Cho dù CSVN có đóng kịch khéo léo đến mấy đi chăng nữa thì cũng không qua mặt được người dân. Chỉ tội và thương cho một thiểu số thầy và sư cô không đội lốt quốc doanh, bị CSVN dùng làm con cờ thí trên bàn cờ tu viện Bát Nhã mà ai ai cũng đều biết những kẻ đánh cờ cùng đồng hội đồng thuyền đang nắm tay nhau đi chung những bước cờ thật ngoạn mục.

Lời Kêu gọi Tẩy chay hàng Trung quốc của Hòa thượng TQĐ đưa ra trong lúc này là một hồi chuông nhắc nhở toàn dân Việt hãy tập trung vào cái đích duy nhất là cùng nhau đoàn kết dồn nỗ lực đấu tranh giải thể chế độ CSVN bán nước buôn dân thì mới có cơ may thoát khỏi hiểm hoạ ba ngàn năm nô lệ giặc Tầu. Và đây cũng là cách giải quyết tận gốc rễ những vấn đề kiểu tu viện Bát Nhã, Tam Toà, khiếu kiện dân oan, v.v... ngày càng trăm hoa đua nở trên quê hương Việt Nam.

Nguyễn Vô Thường

---

Thiền sư Nhất Hạnh dưới mắt tiếp thị

Trong mấy tháng qua dư luận đã để ý nhiều tới những diễn biến xảy ra ở chùa Bát Nhã, Lâm Đồng, nơi một số thiền sinh theo pháp môn Làng Mai của Thiền sư Nhất Hạnh đang theo học thì bị những nhóm “người lạ mặt” trục xuất một cách thô bạo với sự đồng tình của công an nhà nước VN. Người ta cũng đã theo dõi, chú ý tới Ts Nhất Hạnh để xem ông phản ứng như thế nào, từ đó có nhiều bài phân tích về những lý do đã đưa tới biến cố này. Tuy nhiên chúng tôi nhận thấy có một khiá cạnh mà hình như chưa có bài viết nào đề cập tới, đó là khiá cạnh ”tiếp thị” (marketing) trong cách ứng xử của Ts Nhất Hạnh, không những trong những việc làm có tính cách chính trị (như việc ông về Việt Nam dự lễ Vesak hay thời ông vận động chống chiến tranh trước kia) mà cả những việc làm tôn giáo (như viết sách giảng đạo, tổ chức học thiền...).

Là người đã từng liên hệ khá nhiều với ngành tiếp thị tại Âu Mỹ, chúng tôi khá nhậy cảm với những cách ứng xử có tính tiếp thị (marketing behaviour), và theo thiển ý thì một khi hiểu được khía cạnh này chúng ta cũng sẽ hiểu được thêm những động cơ đã khiến cho một người cư xử như thế.

Trước khi trình bày tiếp, chúng tôi xin nhấn mạnh, tiếp thị là một kỹ thuật và một bộ môn hoàn toàn “trung lập” nghĩa là không có tốt hay xấu. Cái tốt hay cái xấu là do ý định của người dùng kỹ thuật đó vào mục đích gì, chứ kỹ thuật tự nó không có “màu sắc” gì cả. Do đó, bài viết này không nhằm chỉ trích hay ca ngợi Ts Nhất Hạnh mà chỉ muốn cố tìm hiểu thêm về một khiá cạnh có thể soi sáng được một vài điểm trong biến cố chùa Bát Nhã.

Vài hàng về tiếp thị

Một trong những chìa khoá của tiếp thị là tạo được một nhãn hiệu đặc thù cho mình. Nhãn hiệu vô cùng quan trọng bởi nó có khả năng khơi lên những tình cảm, xúc động, phản xạ hay ý nghĩ nơi đối tượng (gọi là “khách hàng”), và do khả năng này nó khiến cho thành phần khách hàng được nhắm tới sẽ dễ mua sản phẩm của mình hơn.

Chúng tôi xin đưa một ví dụ mà nhiều người biết tới, mác xe Lexus. Hãng Toyota muốn tung ra một mẫu xe để thu hút loại khách hàng thích xe hơi loại sang, mắc tiền và “quý phái” hơn bình thường. Khổ nỗi từ lâu Toyota nổi tiếng là một nhãn hiệu xe bền và tốt, nhưng tương đối rẻ tiền, không có gì đặc sắc. Nếu dùng mác Toyota mà đòi bán cho khách hạng sang thì chỉ có nước sụp tiệm, cho nên mới phải chế ra nhãn Lexus nghe mang máng như “luxury”. Điều đáng nói là trong giai đoạn đầu khi tung ra, cả hai mác Lexus lẫn Toyota đều xử dụng cùng một đội ngũ kỹ sư thiết kết, cùng nhà máy sản xuất và rất nhiều bộ phận chung với nhau, nhưng được tiếp thị một cách riêng rẽ hoàn toàn khác nhau. Thí dụ này cho thấy, tiếp thị và nhãn hiệu nhiều khi quan trọng hơn cả bản chất của món hàng nữa.

Về mặt kinh doanh thương mại là như vậy nhưng tiếp thị cũng đã từng được xử dụng rất nhiều trong tất cả mọi lãnh vực như chính trị chẳng hạn. Việc ông Hồ Chí Minh viết sách để tự ca ngợi mình, dựng lên một hình ảnh “cha già dân tộc”, là một hình thức tạo nhãn hiệu có tính tiếp thị rất cao. Phương tiện tiếp thị trong trường hợp Hồ Chí Minh rất khác với lãnh vực thương mại ở chỗ nó dựa trên bộ máy tuyên truyền và cai trị của một chế độ cộng sản, do đó nó có tính cưỡng bách với hiệu năng và chỉ số nhận diện (brand recognition) rất cao. Ngay cả cái tên Hồ Chí Minh cũng là một thủ thuật tiếp thị, chứ nếu gọi ông ta như nhà phê bình Nguyễn Hưng Quốc từng gọi là “ông Minh” thì chẳng còn tí ép-phê tiếp thị nào nữa. Do đó muốn phá đổ nhãn hiệu Hồ Chí Minh thì điều đầu tiên phải gọi ông là “ông Minh”, lúc đó thì cái nhãn “cha già dân tộc” cũng rớt luôn cùng một lượt.

Điều đáng nói là từ ngày ông Minh qua đời, đảng Cộng sản VN đã không tìm được một cái nhãn sáng giá nào khác cho nên cứ phải quay lại xài đồ cũ hoài, như “tư tưởng HCM”, “đạo đức HCM”... Những cái nhãn như “cộng sản”, “xã hội chủ nghĩa”, “độc lập tự do hạnh phúc” hay “cách mạng”... đều bị bể nồi cơm cả rồi, mất hết hiệu nghiệm. Cũng xin có nhận xét thêm là một số những nhãn hiệu do người quốc gia xử dụng cũng không có tính tiếp thị cao lắm, chẳng hạn như “dân chủ” hay “xã hội dân sự”. Nhãn “tự do” thì khá hơn. Đặc biệt, theo ý chúng tôi, nhãn “cộng đồng người Việt tự do” được dùng bên Úc Đại Lợi là một thành công, cái tên này vừa gợi lên sự quây quần ấm cúng trong tình đồng hương, vừa khai phá hướng về tương lai, nó có ý nghĩa chống cộng rõ ràng nhưng trên danh xưng thì không chống đối một cái gì. Qua cái tên ngắn “cộng đồng tự do”, nó định nghĩa một tinh thần rất đẹp.

Nhãn hiệu trong tôn giáo

Trong tất cả các tôn giáo được cho là có tầm vóc trên thế giới, nếu nói về tiếp thị thì cái nhãn Scientology theo chúng tôi là một thành công. Giáo phái này có hay ho gì không thì chúng tôi xin không có ý kiến, nhưng cái tên của nó ngắn gọn, hấp dẫn, tân thời mà lại nghiêm túc, có vẻ khoa học. Trong khi đó thì đa số các giáo hội khác, do truyền thống lịch sử lâu đời của họ thường mang những nhãn hiệu cổ kính, dài dòng, khúc mắc, thiếu thu hút.

Bây giờ xin trở về với Ts Nhất Hạnh. Với con mắt của một người luôn theo dõi vấn đề tiếp thị, chúng tôi nhận thấy đa số cách ứng xử của Ts Nhất Hạnh có tính tiếp thị rõ rệt, nếu không muốn nói mục tiêu của Ts Nhất Hạnh hình như là tạo sự chú ý tối đa trong mọi việc, một thái độ “đỏm dáng” âm thầm không nói ra. Đã là thiền mà lại đỏm dáng thì nghe hơi kỳ cục, nhưng xin đưa ra một vài ví dụ để quý vị nắm được chiều kích tiếp thị của Ts Nhất Hạnh:

- Cái tên Làng Mai gợi ra một cái gì nhẹ nhàng, gần gũi, nên thơ nhưng mới mẻ. Cũng là đạo Phật, là thiền, cũng cùng một nội dung đã được truyền dạy từ hàng ngàn năm, nhưng lại gây cảm tưởng là cái gì mới. Cái tên Anh ngữ “Plum Village” lại còn “ấn tượng” hơn nữa. Nó nhắm vào thành phần “khách hàng” những người Âu Tây đi tìm văn hoá Đông Phương cùng một lúc với việc đi tìm đạo Phật, phần lớn là những thành phần trí thức, có học, có tiền nhưng muốn thoát khỏi hệ thống tư tưởng cụ thể và đời sống quá vật chất của Âu Tây, và nghĩ rằng mình sẽ tìm thấy nó ở ngoài văn hoá cha mẹ mình. Chắc chắn trong thời buổi này đây là một “thị trường” rất lớn. (Một lần nữa, xin nói rõ là chúng tôi không phê phán nội dung của giáo pháp Làng Mai mà chỉ muốn nói đến cái cảm giác mà nó gây lên qua nhãn hiệu). Cái tên “môn phái Tiếp Hiện” cũng là một cái nhãn bởi vì sự tỉnh thức trong mỗi giây phút không phải là một phát minh của Ts Nhất Hạnh.

- Sách của Ts Nhất Hạnh cũng dùng nhiều ngôn từ có tính chất “nổi” dưới mắt một chuyên gia tiếp thị. Chẳng hạn “Im lặng sấm sét” ai nghe thấy cũng phải... giật mình, chú ý. Thật ra đã im lặng thì không thể có tiếng sấm, nhưng do lối chơi chữ, Ts Nhất Hạnh tạo được sự thu hút để người đọc muốn đọc thêm.. Hay cụm từ “Chúng ta cùng một thân thể” cũng có thể khiến cho độc giả thấy lạ. Các thiền gia có thể bảo rằng cách dùng từ như thế có khả năng làm cho thiền sinh “ngộ” đạo và đó cũng là cách trình bày cố hữu của thiền, nhưng một nhà tiếp thị thì hiểu đó là một thủ thuật để tạo nhãn hiệu. Một nhãn hiệu muốn đặc sắc hơn người thường phải chứa đựng một yếu tố “lập dị” nào đó dù nội dung có thể rất cũ. Điều đáng nói là hầu hết các sách về tôn giáo hay kinh điển thường đều vắng bóng yếu tố “lập dị” này mà trái lại rất quy ước (conventional) trong cách dùng ngôn ngữ. Trong khi đó thì các khẩu hiệu quảng cáo bắt buộc phải lập dị thì mới gây được chú ý, và nhờ vậy nhiều khẩu hiệu quảng cáo có tác dụng khiến cho khách hàng “ngộ” về món hàng được đưa ra.

- Cách dùng từ “Bụt” thay thế cho “Phật” rõ ràng là một kỹ thuật để thiết lập nhãn hiệu, bởi hai lý do, thứ nhất là vì Ts Nhất Hạnh là người duy nhất dùng từ đó một cách ồ ạt, và thứ nhì “Bụt” không mang một nội dung nào khác “Phật” mà chỉ cốt ý tạo ra một cảm giác khác lạ. Đối với mốt số người, đó là cảm giác thích thú nhưng với người khác thì khó chịu. Nhưng dù thích thú hay khó chịu, nó tạo “ấn tượng”, và như vậy mục đích của tiếp thị vẫn đạt được khi nhãn hiệu được thêm căn cước (identification).

- Gần đây chúng tôi được một người bạn gửi cho một số hình ảnh của các thiền sinh Bát Nhã đang sinh hoạt. Hình ảnh đập vào mắt chúng tôi, tất cả mọi người muôn người như một đều đội chiếc nón lá giống hệt nhau. Trông khá buồn cười, một đội ngũ tăng ni mặc đồng phục cà sa đội nón lá như một đoàn... xiệc (xin lỗi quý vị Làng Mai). Đó là một sáng kiến mang phong thái Việt Nam nhưng đồng thời cũng khá lập dị, một cách để tạo hình ảnh tiếp thị nổi bật, khác người. Có một tấm hình có lẽ là đoàn thiền sinh đang thiền hành, đi nối đuôi nhau thành một hàng dài toàn nón lá mà người ta có thể đoán được là có dàn cảnh trong đó. Chúng tôi gọi sự điệu bộ này là “đỏm dáng” nghĩa là khêu gợi sự chú ý, nhưng các đồng nghiệp của chúng tôi không ngại gọi đó là “quảng cáo” – tấn công vào sự chú ý của người khác. Chuyện thiền học có nên tự quảng cáo hay không thì chúng tôi xin không bàn đến.

Xử dụng truyền thông đại chúng

Đặc điểm của tiếp thị ngoài việc dùng nhãn hiệu thường phải dùng đến một phương tiện truyền thông để được nhiều người biết đến, tốt nhất là truyền thông đại chúng nếu có thể. Và trên phương diện này thì phải công nhận là Ts Nhất Hạnh đã dùng truyền thông một cách tài tình.. Không nói đến những cuốn sách của ông được hàng triệu người trên thế giới tìm đọc mà Ts Nhất Hạnh đã làm nhiều điều ngoạn mục trên báo chí quốc tế. Xin đưa ra vài ví dụ:

- Thời chiến tranh Việt Nam, Ts Nhất Hạnh đã khéo dùng báo chí Tây Phương để trở thành một khuôn mặt trong giới phản chiến. Nhãn hiệu “hoà bình” trong thời chiến rất ăn khách vì được truyền thông của cả hai bên đẩy mạnh, một bên là báo chí Tây Phương mà đa số là phản chiến và bên kia là bộ máy tuyên truyền của cộng sản quốc tế đặt chiêu bài hoà bình lên làm khẩu hiệu số một. Sự kết hợp giữa hai sức mạnh này đã đem lại cái hoà bình khủng khiếp mà chúng ta đều biết vào ngày 30.4.75.

- Thời làn sóng vượt biển tỵ nạn cộng sản của người Việt khiến cho lương tâm thế giới bị sốc, báo chí Tây Phương quay mặt 180 độ, chỉ trích nhà cầm quyền CSVN thậm tệ. Đó là lúc Ts Nhất Hạnh tung ra chương trình vớt người vượt biển của ông và nhờ vậy ông tiếp tục là “con cưng” của giới truyền thông quốc tế.

- Suốt thời kỳ thế giới lên án Hà Nội vi phạm nhân quyền, Ts Nhất Hạnh đã khôn khéo không lên tiếng gì về tình hình Việt Nam nữa, cho đến khi dư luận thế giới xoay chiều muốn quan hệ kinh tế với Hà Nội, quay sang ủng hộ một chính sách hợp tác và tham gia với Hà Nội (engagement). Đây cũng là lúc Ts Nhất Hạnh tổ chức về Việt Nam trong một trong những chiến dịch quảng bá (promotion) đẹp mắt nhất mà truyền thông quốc tế được thấy. Với hình ảnh cờ quạt mũ áo, ông to bà lớn tiếp đón và đoàn tùy tùng đông đảo đủ mọi quốc tịch, ông trở về như một vị cứu thế, đáp ứng được ước mơ của báo chí Mỹ muốn hàn gắn và làm giàu sau chiến tranh. Lần này cũng thế, Ts Nhất Hạnh lại được cả hai hệ thống truyền thông của thế giới lẫn của CSVN kết hợp lại đưa nhãn của ông lên cao vút.

Chúng tôi không dám nói rằng Ts Nhất Hạnh đã thay đổi lập trường như con chong chóng, nhưng rõ ràng là ông đã biết bắt mạch và tận dụng những trào lưu của dư luận thế giới để nương theo, đưa ra những chương trình luôn luôn “gãi đúng chỗ ngứa” giới truyền thông quốc tế với kết quả là đẩy mạnh nhãn hiệu “Thích Nhất Hạnh” ngày càng cao. Ông dùng người Âu Tây để tăng uy thế đối với người Việt và ngược lại ông dùng chuyện của người Việt để làm tăng uy thế của ông đối với người Âu Tây. Đây là chiến lược cũng được dùng trong kinh doanh, là mượn tiền của anh A để đầu tư với anh B rồi mượn danh của anh B để mượn thêm tiền của anh A. Nếu lùi lại mà nhìn thì người ta thấy hình ảnh của ông trong quần chúng lớn hơn rất nhiều cái thực tế của ông là một nhà sư dạy thiền, và điều này thể hiện một chiến lược tiếp thị tinh vi.

Thử giải thích vài điểm trong vụ Bát Nhã

Khi nhìn vào bản chất tiếp thị trong cách ứng xử của Ts Nhất Hạnh – chúng tôi xin gọi là “bản chất” vì nó gắn liền với gần như mọi hành động công chúng của ông – thì người ta có thể hiểu được phần nào cách phản ứng của ông trong vụ Bát Nhã mà nhiều người cảm thấy khó giải thích. Phân tích ra thì thấy rằng trong suốt vụ này, hình như quan tâm lớn nhất của ông là bảo vệ nhãn hiệu “Thích Nhất Hạnh” cho mai hậu.

Suốt trong thời gian mấy tháng các thiền sinh của ông bị sách nhiễu tại Bát Nhã, ông đã không lên tiếng chính thức với nhà cầm quyền CSVN dù ông biết rõ rằng nhà cầm quyền này là đầu mối của những sự kiện ngang ngược đó. Có người giải thích là do ông lấy thái độ “ngồi vững như núi” của thiền gia, nhưng nói như vậy thì không ổn lắm vì các tài liệu cho thấy ông đã có những thương lượng kín đáo với ông đệ tử “phản thầy” là Thượng toạ Đức Nghi lẫn Phật giáo quốc doanh.

Người ta thấy đệ tử ruột của ông là Sư cô Chân Không lên truyền thông nói rằng sở dĩ nhà cầm quyền mạnh tay với các thiền sinh là vì Ts Nhất Hạnh đã bày tỏ những quan điểm hỗ trợ Đức Đạt Lai Lạt Ma làm cho Bắc Kinh không ưa. Nhìn về mặt tiếp thị thì người tinh mắt thấy ngay rằng đây là một cách làm đẹp nhãn hiệu mà chúng tôi xin tóm tắt như sau. Vì Ts Nhất Hạnh bị mang tiếng là đã giúp cho CSVN thoát khỏi danh sách CPC cho nên vụ bắt nạt thiền sinh Bát Nhã đã là cơ hội tốt để sửa lại hình ảnh của ông: Giờ đây ông không phải là người theo chế độ, mà là người dám nói, dám lên tiếng và là người ái quốc, bằng chứng là Trung Cộng đang muốn hại ông. Cũng có những nguồn tin được tung ra bảo rằng sở dĩ Ts Nhất Hạnh bị nhà nước trả thù là vì muốn đem lại tự do tôn giáo cho Việt Nam. Chúng tôi nghĩ đây cũng chỉ là thêm một cách vẽ lại bảng hiệu mà thôi.

Suốt mấy tháng, Ts Nhất Hạnh đã không lên tiếng gì cả để cho hình ảnh mới đó có thì giờ dính chắc vào nhãn hiệu. Ông cần điều này xảy ra bởi vì ông biết rằng khi ông lên tiếng, chắc chắn ông sẽ không muốn phản đối nhà cầm quyền quá mạnh mẽ (vẫn vấn đề cái nhãn) và điều này có thể sẽ khiến cho dư luận càng giận dữ với chuyện ông hợp tác với chế độ. Và đúng như vậy, trong lá thư hôm 30.9.09, ông chỉ nhẹ nhàng xin nhà nước “ngăn chận hành động trái luân thường đạo lý này".

Sau khi vụ bố ráp xảy ra hôm 27.9.09 – xin gọi là bố ráp vì đó là hành động của công an chứ không phải của một “nhóm lạ mặt” nào – ông đã chờ thêm 3 ngày trước khi lên tiếng. Theo chúng tôi, vẫn không phải là vì ông đang bận “ngồi vững như núi” mà vì một nhà tiếp thị tài ba luôn luôn biết cách tạo điều kiện tốt nhất để người ta để ý tới mình.

Khi lá thư của ông gửi cho Nguyễn Minh Triết được ông công bố, người ta thấy ông không ký tên là Nhất Hạnh mà là Nguyễn Lang, tác giả sách “Việt Nam Phật Giáo Sử Luận” cách đây mấy chục năm. Nguyễn Lang là ai thật ra rất ít người còn nhớ, chỉ đến khi một đệ tử của ông nhắc rằng đó là nhà học giả thì người ta mới vỡ lẽ. Và vị đệ tử đưa ra lời giải thích: Ts Nhất Hạnh đã không muốn dùng tên Nhất Hạnh để nhà cầm quyền hiểu rằng đây là vấn đề của người Việt Nam phải cần được giải quyết giữa người Việt Nam với nhau. Một lời giải thích thật khó nuốt, bởi vì Ts Nhất Hạnh không phải là người Việt hay sao?

Với con mắt tiếp thị, việc dùng tên Nguyễn Lang có lẽ không ngoài mục đích bảo vệ cho nhãn “Nhất Hạnh” đối với quốc tế, một chuyện đỏm dáng mà chúng tôi đã có đề cập. Nhìn lại diễn tiến vụ Bát Nhã, dù số phận của các tăng sinh có hẩm hiu như thế nào thì trên phương diện tiếp thị, Ts Nhất Hạnh đã là người được hưởng lợi lớn nhất. Đối với quần chúng Làng Mai, nhãn “Nhất Hạnh” hình như vẫn biểu tượng cho tinh thần ngồi vững như núi của thiền gia; ông bây giờ lại là một nạn nhân oan ức đáng thương của một chế độ độc đoán. Đối với những người tranh đấu cho dân chủ, nhãn “Nhất Hạnh” tự dưng khoác vào một cái vẻ chống chế độ mà trước đây nó không bao giờ có, thậm chí còn ngược lại. Còn đối với người Tây phương, nhãn này vẫn đẹp đẽ không có gì thay đổi bởi vì... đó là chuyện giải quyết giữa người Việt với nhau!

Vậy chuyện gì sắp xảy ra trong những tuần tới đây? Có lẽ không ai tiên đoán được, nhưng cứ dựa trên cái lý tiếp thị vừa trình bày thì sau khi nhà cầm quyền trả lời là sẽ không can thiệp vào vụ Bát Nhã, chúng ta có thể chờ đợi thêm nhiều màn tiếp thị đẹp mắt khác. Nếu chúng ta biết rằng những tay cao thủ quảng cáo có thể làm đến những chuyện lạ lẫm như thế nào để tạo uy thế cho nhãn hiệu mình và dìm uy thế của người khác (trong trường hợp này, Giáo hội Phật giáo VN Thống nhất và Hoà thượng Thích Quảng Độ) thì chúng ta phần nào đã hiểu được cái tinh túy của vụ này.

Riêng có một cái nhãn khác mà chúng tôi cũng chú ý tới, đó là của Giáo hội Phật giáo quốc doanh. Qua vụ này, nhãn này được tô son thoa phấn đẹp hẳn lên sau khi các thiền sinh Bát Nhã được tá túc tại chùa Phước Huệ. Nhưng xin nhớ rằng tại chùa Phước Huệ, các vị sư già đã bị thay thế bởi một lớp sư trẻ của Giáo hội quốc doanh mà nguồn gốc vẫn chưa được rõ ràng. Như chúng tôi đã trình bày ở đầu bài, nhãn hiệu không phải lúc nào là cũng đi đôi với nội dung.

Phillip Hoàng

---

Sunday, October 4, 2009

Paris, France: Chiến Sĩ Nhảy Dù Việt Nam CH trên Champs-Élysées - 29/09/2009

Xin chuyển đến Quý Vị, Quý NT và CH…
Hình ảnh những người Chiến Sĩ Nhảy Dù của QLVNCH
và Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ dưới bầu trời Thủ đô Pháp quốc…
NHẢY DÙ…MÃI MÃI …CỐ GẮNG..

BMH
Washington, D.C
amsfv@aol.com







Nhân dịp lễ St-Michel (29/09/2009), hội Union Nationale des Parachutistes tổ chức một buổi diễn hành trên Champs-Élysées với dépôt de gerbes dưới Arc de Triomphe.

Phái đoàn Việt Nam có 3 mũ đỏ và Cờ Vàng.

Thật hãnh diên khi thấy phái đoàn Việt Nam có 3 mũ đỏ và Cờ Vàng bay phất phới trên bầu trời xanh của thành phố Paris .

DN

---

USA: SAN DIEGO VUI ĐÓN TẾT TRUNG THU 2009. - SAN DIEGO MUNG TET TRUNG THU 2009

SAN DIEGO VUI ĐÓN TẾT TRUNG THU 2009.

Tổ chức cho các thiếu nhi vui chơi trong ngày Tết Trung Thu là một điều không thể thiếu được trong sinh hoạt hàng năm của cộng đồng người Việt tại San Diego, cũng như ở các địa phương khác tại Hải Ngoại nơi có đông đảo người Việt sinh sống.

Liên tiếp trong mấy thập niên qua, trong mục đích bất vụ lợi nhằm phục vụ đồng hương, đặc biệt cho giới thanh thiếu niên, Hiệp Hội Người Việt San Diego vẫn luôn luôn cố gắng duy trì và phát triển lễ hội này trong khả năng của mình.

Năm nay với sự hợp tác của một số tổ chức, hội đoàn trong cộng đồng, Hiệp Hội Người Việt San Diego đã tổ chức thành công một đêm vui Mừng Tết Trung Thu với sự tham dự đông đảo của bà con trong thành phố qua nhiều tiết mục đa dạng và phong phú.

Những nụ cười tươi vui trên khuôn mặt rạng rỡ của mọi người đã thể hiện lên những hạnh phúc nhỏ bé mà họ đã có được trong đêm vui Tết.

Xin gởi đến quý vị một vài hình ảnh TẾT TRUNG THU của cộng đồng người Việt tại San Diego.

Trần Sơn















---

Saturday, October 3, 2009

An OPEN LETTER about the Afghanistan War

Thinh D. Nguyen
515 Crestwater Ct.
Houston, TX 77082
Tel. (281) 596-0003 (home)
(832) 641- 1212 (cell)
e-mail: nguyendatthinh@aol.com

Date: October 4, 2009

To:

General Stanley McChrystal
Commander of US and NATO Forces in Afghanistan

Dear General,

In the capacity of a veteran from ARVN (Army of Republic of Vietnam) with 23 years of experience in fighting to defend freedom, being attacked in the form of insurgency, I feel that I am obliged to share with you my views about two specific rules in this type of war and also a deep concern in the public opinion.

The first rule in the war against insurgency is avoiding the transportation war, which is happening now in Afghanistan between US Army and the Improvised Explosive Devices (IEDs) buried under the roads. These devices are cheap, easy to make and sometime do not require man-power to operate but they have killed 354 soldiers out of the total of 592 casualties within the last 8 years. This is not an exact figure but still very close to the actual fact. In another term, 60% of casualties happened after the explosion of IEDs. These dead soldiers did not have an opportunity to confront the enemy nor a chance to defend themselves.

A MRAP of Marines rendered unusable by landmines

No general would ever claim that he is in an favorable position of the war against a network of mines. Soldiers deal passively with the fighting only after the explosion. In most cases, the explosion causes damages & casualties to our men immediately, although the Mine-Resistant Ambush-Protected Vehicles (MRAP) does provide a certain protection to them.

A soldier has told a reporter that “While we can add a thicker armor-plate to the chassis, the insurgents can also make a more powerful IED”. Although this comment is not technical, but it’s not wrong at all; and armored vehicles are not really effective in the war against insurgents.

A road clearance operation

Armor force is not the right response for insurgency problems, still armored vehicles and MRAP continue to be used in convoy escort and road clearance.

By taking a quick look at this photo, we can see that the road clearance does not bring any benefit at all. The insurgents can embed themselves at a distance of 500 meters away from the road without being discovered. Just only half an hour later after the road clearance vehicles went pass, the insurgents can re-surface again and bury dozens of landmines on time to catch the upcoming convoys, without mentioning the possibility that they already managed to bury some landmines in order to pick-up those first armour vehicles sent out for road clearance.

We can avoid and replace the road clearance by other works (to be discussed in a later part) but we can not avoid using the roads for logistics; the supply convoys rely on roads and army operational logistics can not avoid using these dangerous roads. In Iraq , US Army has hired local civilian drivers for their logistics and transport truck, and private security guards to protect these convoys.

Although it is not a perfect solution but still help minimize the loss of military personnel.

The second rule in the counter-insurgency war is to protect civilian life. This is a much harder task than avoiding landmines and minimizing loss of army personnel. The main purpose of civilian protection task is to prevent the enemy from securing food and other resource supply from the locals.

In Vietnam , the civilian protection work had proved to be effective in cutting off supply to Viet Cong, although Vietnam is a huge rice depot. Therefore, for the rugged terrains of Afghanistan , cutting off supply from villagers can proved to be fatal to Taliban forces.

The first thing in the civilian protection task is not to get confused between protecting civilian and defending their villages. If we can avoid the confusion, we can avoid the complex defense system, which comprises of villages, fortresses, artillery, air-powers and the intervention & rescue operations.

This defense system is not just ineffective but also forces the whole ARVN army of 1 million soldiers into a territorial defense position. If that massive power was used to search for Viet Cong and destroy them, the victory could be within a few years, instead of endlessly prolonging the war and ending up in failure.

If we get rid of “defending the village”, we can remove the fencing system surrounding the village and get rid of the passive defense concept. No force is powerful enough to defend a line of 4 kilometers long, assuming a square village of 1 km long for each side.

The trenching & fencing surrounding the village were not able to provide adequate protection to the villagers. Colonel Phan Van Huan, Commander of the 81st Brigade of Commando Parachutists wrote: “The most typical Strategic Hamlet at the time was Luong Son Strategic Hamlet, in the north of Binh Thuan Province . This Strategic Hamlet had a very good defensive system and its hamlet chief is a strong anti-communist man. However, it felt into the Viet Cong control after its hamlet chief was assassinated by a VC infiltrator. It went back to the square: villagers had to pay tax to VC; The People’s Self-Defence Corps patrolled the village during daytime but stationed inside their fortress at night time”.

With a view to strategic war, the Strategic Hamlets have done its role by cutting the VC supply. However, at the same time, they became targets for enemy attacks. While, the People’s Self-Defence Corps of the hamlet had to passively fight the enemy attacks, other forces had to rein in the enemy with more supportive fire powers and reinforcements.

Just the supportive fire powers alone in Afghanistan had stirred up the public opinion because bombs and artillery shells had caused loss of civilian life.

The most effective defensive system is to create a small group, comprising of 30 armed personnel for a population of 1,000 villagers: 3 armed villagers provide protection for every 100, and organize people into cells that form a formidable defensive force.

Colonel Tran Doan Thuong, Commander of Special Force C4 at the 4th Tactical Zone wrote “… The 4th Corps assigned me a task to prevent the Viet Cong from infiltrating from Cambodia . We set up a number of camps along the border and recruited local villagers to form the Irregular Defense Groups. These people were well-trained with ambush tactics so that they can ambush the enemy anywhere on land and waterways. The strength at each camp was numbered at a Company level and was in-charged by a Team A of Special Force. These camps along the border had to constantly ambush the enemy at night time, and patrolled during the day time in their assigned areas.

“The principle is never let VC take initiative. Be sure to leave them in a passive position, while we are in an advance position. The Civil Irregular Defense Group comprised of local villagers, therefore they had no choice but to fight to defense themselves, for safety of their village. They fought with no fear”.

The strategy of “using the locals to protect their village” was initiated and applied effectively by Lieutenant Nguyen Mau while he was the district chief of Thoi Binh. The “Republican Youths”, a force similar to People’s Self-Defence Corps at that time, was in charge of providing protection to their village. The local armed force was in-charged of organizing and commanding these groups, while the regional force played the role of the reserve at a district level.

The effect of “Self-defending without the Strategic Hamlet’s fence” had put the People’s Self-Defence Corps in a position of confronting the enemy directly, by their mind, their intelligence and of course by their own weapons. If the Hamlet chief of Luong Son did not rely entirely on the Strategic Hamlet’s fence, he then would have to be more vigilant with any assassination attempts by VC infiltrators.

Colonel Huan wrote “In strategy, the local forces must carry out Active Night Operation (ANO) in order to gain advantage in the battle field. Night ambush is not as good as ANO as the enemy used to trail our moving force. Therefore, the ambush positions can be easily exposed and our force has to be constantly on the move. The best of all is to practice Night Operation searching for the enemy”.

“Only regional forces can carry out ANO; the allied force can not do this. Without an ability to organize regional forces to carry out ANO in long term, the Taliban will eventually gain advantage from villages to villages and force the ally to withdraw”.

“Apart from the three most important things to do: night ambush, constant moving during ambush and night operation, another important thing to do is “to leave a small element behind the line” in the “wrestling zone”. This will make the enemy confused; can not figure out where we are”.

“During the day time, our force take breaks for rest and meals in concealed and safe area, while at night, we carry out operations searching for enemy. If we are out-numbered by the enemy, supportive fire powers by artillery or air should be called in. If they are in small number, we have to round them up in order to get live POWs as many as possible for intelligent purpose.

Colonel Huan wrote about an ANO carried out by Commando Parachutists “During Tet Offensive 1968, the enemy took advance position into Cay Queo and Cay Thi Junctions in Gia Dinh, which was only 1km away from the Provincial Administrator building. The battle field at Cay Queo Junction was handled by Parachutists, while Marines fought against VC forces in Cay Thi Junction. The fightings still carried on after a week long. The Office of General Staffs assigned me the task to finish off the fightings: I got rid of VC just overnight at the Cay Queo Junction battlefield. Two days later, Commando Parachutists were mobilized to the battlefield at Cay Thi Junction. The battle here became more intense as the defeated enemy force from Cay Queo Junction provided more reinforcement to the enemy force at this location.

I again applied the ANO and it only took me 2 nights to recover Cay Thi Junction. The defeated enemy force withdrawed but was ambushed by Marines outside. More than 100 VC troops were captured”.

Dear General,

Those Taliban insurgents going out at night to bury landmines are now living in hiding in villages in Afghanistan . They will be expelled out of these villages, once People’s Self Defence forces are set up for these villages. On the other hand, carrying out the ANO will help secure stability on main roads, improve transportation and logistics.

You now have between 2,000 to 4,000 trainers to provide military training to Afghanistan forces. The trainings will basically produce and provide an armed force effective enough to relieve the more than 100,000 U.S. and Nato who are now battling the Taliban insurgency.

You should ask yourself what American trainers will provide to Afghan troops. If you find the right answer for this question, you then have half of the key to success. We had paid a heavy price by our own blood for this decisive factor, and above all, the shame of the loss in combat and the fall of our nation’s freedom.

Apart from the two discussed specific rules in counter-insurgency, I also warn that you are not just only dealing with the Taliban insurgents, but also with the American public opinion back home.

In the 1968 Tet Offensive, the US and Vietnamese troops were gaining victories and great advantages over 300 battlefields, but General William Westmoreland was knocked out by the public opinion at Washington. Public opinion was so bad about the Vietnam War that Lyndon B. Johnson, the supreme commander at the time, decided to drop campaign for a second presidential term.

You have a tough responsibility and we wish you every success in your job, and also pray to see the casualty drop by every single day. We deeply love American soldiers currently fighting in Afghanistan , because they are the sons and grandsons of the 58,000 American soldiers, who lost their lives in helping us to defend our freedom.

Yours sincerely,

Thinh D. Nguyen

---

Kính gửi Ðại Tướng Stanley McChrystal, Tư lệnh chiến trường A Phú Hãn

Kính gửi Ðại Tướng Stanley McChrystal
Tư lệnh chiến trường A Phú Hãn


Thưa Ðại Tướng,

Là một cựu quân nhân quân lực VNCH, với 23 năm chiến đấu trong cuộc chiến tranh tự vệ của đất nước chúng tôi, bị tấn công dưới hình thức chiến tranh nổi dậy, tôi tự thấy có bổn phận phải viết thư trình bầy với ông về hai đặc điểm của loại chiến tranh này, và nhắc ông một điều ông cần quan tâm.

Ðặc điểm thứ nhất của loại chiến tranh counterinsurgency là giao thông chiến, loại giao tranh đang xẩy ra mỗi ngày giữa quân đội Hoa Kỳ và những quả mìn gài trên đường. Quả mìn rẻ tiền, dễ làm, nhiều khi không cần đến một người sử dụng, nhưng trong 8 năm nay đã giết 354 quân nhân Hoa Kỳ trong tổng số 592 người tử trận. Con số này không chính xác đến mức từng tử sĩ, nhưng cũng rất gần với thật tế. Nói cách khác, trên 60% tử sĩ chết ngay trong tiếng nổ của quả mìn, không được giao tranh với địch quân và cũng không có cơ hội tự vệ.

Không vị tướng lãnh nào có thể nói là mình chủ động trong giao thông chiến. Hoàn toàn bị động, người lính chỉ biết giao tranh xẩy ra sau khi nghe tiếng mìn nổ; trong đa số những trường hợp xe trúng mìn, tiếng nổ gây tổn thất cho chúng ta tức khắc, mặc dù loại xe MRAP (mine-resistant ambush-protected vehicles) có bảo vệ nguời lính ngồi trong xe.

Một chiếc xe MRAP “nuốt mìn, vượt phục kích” của TQLC bị mìn loại ra ngoài vòng chiến

Một nguời lính nói với phóng viên truyền thông là “Chúng ta chế ra loại xe đáy dầy hơn, thì tụi nó sẽ chế ra quả mìn lớn hơn,” câu nói nôm na không mang tính kỹ thuật, nhưng không hẳn không đúng, và thiết giáp cũng không phải là chiến cụ hữu dụng lắm trong chiến tranh chống nổi dậy.

Mặc dù kỵ binh không giải quyết chiến tranh nổi dậy, nhưng thiết giáp và loại xe MRAP vẫn hữu dụng trong hai công tác hộ tống công voa và mở đường, nhưng mở đường lại là việc không nên làm.

Chỉ cần nhìn tấm hình dưới đây, mọi người đều biết công tác mở đường không mang lại một ích lợi thiết thực nào cả.

một cuộc hành quân mở đường

Quân nổi dậy có thể phục cách mặt đường 500 thước mà vẫn không bị phát hiện, và nửa tiếng đồng hồ sau khi cánh quân mở đường đi qua, địch quân lại có thể gài hàng chục quả mìn đón đoàn công voa sắp đến, ấy là chưa nói, trước khi hành quân mở đường khai diễn chúng đã gài mìn chào đón những chiếc thiết giáp mở đường.

Có thể né tránh công tác mở đường bằng những hoạt động khác, sẽ được đề cập trong đoạn sau, nhưng không thể né tránh việc sử dụng mặt đường để tiếp tế; công voa tiếp vận là hình thức lệ thuộc vào trục đường, nhưng nhu cầu tiếp tế vẫn tiếp tục làm quân đội Hoa Kỳ không rời bỏ được trục đường đầy cạm bẫy nguy hiểm.Tại Iraq, Hoa Kỳ đã mướn tài xế dân sự người địa phương lái xe vận tải tiếp vận cho quân đội, và mướn những nhà thầu dân sự cung cấp nhân viên võ trang bảo vệ công voa.

Ðó không phải là giải pháp tuyệt hảo, nhưng vẫn là giải pháp giúp giảm thiểu tổn thất nhân mạng trong quân đội.

Ðặc điểm thứ nhì của chiến tranh counterinsurgency là nhu cầu bảo vệ dân chúng; đặc điểm này phức tạp hơn việc tránh quả mìn để tránh tổn thất. Mục đích quân sự của công tác bảo vệ dân chúng là ngăn cấm không cho địch quân cướp tài nguyên của dân để nuôi dưỡng chiến tranh.

Tại đồng bằng Việt Nam mà công tác bảo vệ quần chúng để đoạn lương Việt Cộng còn hữu hiệu đến mức khiến chúng điêu đứng, thì tại chiến trường A Phú Hãn rừng núi, việc bị đoạn lương có thể làm tê liệt hoạt động của quân Taliban.

Ðiều đầu tiên trong công tác bảo vệ dân chúng là không được lầm lẫn giữa bảo vệ dân chúng với bảo vệ làng thôn; tránh được lầm lẫn này là hủy bỏ được toàn bộ hệ thống phòng thủ phức tạp, gồm làng mạc, đồn bót, pháo binh, không quân yểm trợ, và bộ binh cứu viện; hệ thống phòng thủ này không những vô hiệu quả mà còn buộc chân toàn bộ 1 triệu quân trong quân lực VNCH vào gánh nặng phòng thủ diện địa. Nếu lực lượng quân sự lớn lao đó được vận dụng để chỉ truy kích, đuổi đánh Việt Cộng thôi thì chiến tranh đã ngã ngũ thắng lợi trong vòng một vài năm chứ không lây nhây kéo dài để kết thúc trong chiến bại.

Loại bỏ việc phòng thủ làng thôn trước nhất là loại bỏ cái hàng rào làm quanh làng, loại bỏ quan niệm tử thủ giữ làng, vì không một lực lượng nào đủ mạnh để bảo vệ một chiến lũy dài 4 cây số, trong giả thuyết một cái làng hình vuông, mỗi bề 1 cây số.

Chiến lũy bao quanh làng lại không có hiệu năng bảo vệ người dân sống trong làng. Ðại tá Phan Văn Huấn chỉ huy trưởng Liên Ðoàn 81 Biệt Cách Nhẩy Dù viết, “ACLược tiêu biểu nhất ngày đó là ACL Lương Sơn, phía Bắc tỉnh Bình Thuận. ACL này có một vòng đai phòng thủ khá vững chắc, với một ông trưởng ấp chống cộng quyết liệt, nhưng cuối cùng cũng bị Việt Cộng kiểm soát sau khi ông trưởng ấp vị một tên nội gián ám sát. Dân chúng vẫn phải đóng thuế cho Việt Cộng, dân vệ thì ban ngày mới đi tuần tiễu quanh ấp, nhưng đêm đến rút vào đồn phòng thủ, chứ không dám ở trong ấp với dân.”

Tuy nhiên trên bình diện chiến lược, ACL vẫn hoàn thành được vai trò cắt tiếp vận của nó. Ðiểm sơ hở của ACL nằm trên bình diện chiến thuật: nó tạo ra quá nhiều mục tiêu cho địch tấn công, những cuộc tấn công mà lực lượng trong ấp phải thụ động chống trả, và những lực lượng hoả lực phải yểm trợ, lực lượng bộ binh phải tiếp viện.

Chỉ riêng hoả lực yểm trợ tại A Phú Hãn cũng đã gây ra rất nhiều dư luận chống đối vì bom và đạn đại bác gây tổn thất cho thường dân.

Cách phòng thủ hữu hiệu hơn là tạo một lực lượng dân quân khoảng 30 người cho mỗi thôn ấp có 1,000 nông dân: 3 người dân võ trang bảo vệ 100 người dân được tổ chức thành đội ngũ để tự vệ.

Ðại tá Trần Dzoãn Thường, chỉ huy trưởng Lực Lượng Ðặc Biệt C 4 tại Vùng 4 Chiến Thuật, viết, “…nhiệm vụ Quân Đoàn 4 giao cho tôi là ngăn chặn Việt Cộng xâm nhập từ Kampuchia, vì thế đã có nhiều trại LLĐB dọc theo biên giới do những thành phần Dân Sự Chiến Đâu (Civil Irregular Defense Group) do dân địa phương gia nhập, được huấn luyện quân sự khá vững để có thể phục kích trên những trục lô giao thông thủy bộ. Quân số ở mỗi trại có thể ở cấp đại đôi và thường do Tóan A LLĐB đảm trách Những trại dọc biên giới này phải thường xuyên phục kích ban đêm, hành quân lục soát ban ngày trong khu vực giao phó.

“Nguyên tắc là Không bao giờ để CS chủ động, tự tung, tự tác đánh phá. Phải để chúng luôn luôn ỏ thế thụ động mà phe Ta là Chủ động, do đó Dân Sự Chiến Đấu hoàn toàn là dân địa phương, họ hoạt động cho sự an ninh, vì sự an ninh của quê hương, bản quán nên rất tích cực, không ngại khó, không sợ khổ.”

Nguyên tắc “sử dụng người địa phương bảo vệ người địa phương cũng đã được trung úy Nguyễn Mâu, ngày còn là quận trưởng Thới Bình áp dụng rất hiệu quả. “Thanh niên, thanh nữ Cộng Hòa”, một hình thức nhân dân tự vệ ngày đó, tự đảm nhận việc bảo vệ dân làng, Nghĩa Quân đóng vai trò tổ chức và chỉ huy các đơn vị nhân dân tự vệ, và Ðịa Phương Quân trở thành lực lượng chủ lực cấp quận.

Tác dụng của việc “tự vệ mà không nằm trong vòng đai ACL” là đặt lực lượng nhân dân tự vệ trực tiếp đối diện với địch, đối diện bằng mưu trí, bằng tình báo, và dĩ nhiên bằng vũ khí. Nếu ông ấp trưởng của ấp Lương Sơn không ỷ lại vào vòng đai ACL thì ông đã cảnh giác đề phòng nguy cơ bị nội gián ám sát.

Ðại tá Huấn viết, “Về chiến thuật, lực lượng địa phương phải “năng động hành quân đêm” (NÐHQÐ) mới có thế dành phần chủ động chiến trường được. Phục kích đêm chưa đủ để có thể gọi là NÐHQÐ, vì địch thường bám sát các vị trí đóng quân của ta, những toán quân đi phục kích đêm dễ dàng bị lộ vị trí phục kích ban đầu; do đó phải di chuyển đến những vị trí phục kích khác, hay tốt hơn nữa là tập hành quân đêm để tìm đánh địch.

“Chỉ có lực lượng địa phương mới NÐHQÐ được; lực luợng đồng minh không làm được việc này. Chiến trường A Phú Hãn mà không tổ chức được lực lượng địa phương có khả năng NÐHQÐ thì về lâu, về dài, quân Taliban sẽ nắm thế chủ động và làm cho quân đồng minh phải tháo chạy.

“Ngoài 3 việc phục kích đêm, di chuyển địa điểm phục kích, và hành quân đêm, còn có một việc quan trọng nữa là “ém quân”, tức là dấu quân vào những vùng xôi đậu, để địch hoang mang không biết ta ở đâu.

“Ban ngày, lực lượng được ém tìm vị trí kín đáo để nghỉ ngơi, ngủ và ăn uống bồi dưỡng, đêm đến mới đi hành quân tìm địch, nếu địch đông thì gọi pháo binh hay phi cơ tiêu diệt, nếu ít thì tấn công, bắt tù binh để khai thác tin tình báo.”

Ðại tá Huấn kể lại những cuộc NÐHQÐ của Biệt Cách Dù: “Năm Mậu Thân 1968 khi địch đột nhập chiếm vùng Ngã Ba Cây Quéo và Ngã Ba Cây Thị trong Gia Ðịnh, chỉ cách tòa tỉnh trưởng 1 cây số. Mặt Cây Quéo do Nhẩy Dù, và mặt Cây Thị do TQLC giao tranh với địch. Sau hơn một tuần mà chiến trường vẫn chưa giải quyết được. Bộ Tổng Tham Mưu trao cho tôi trách nhiệm này, và chỉ một đêm tôi thanh toán xong mặt Cây Quéo. Hai hôm sau Biệt Cách Dù được điều động qua mặt trận Cây Thị; mặt trận này khá nặng vì lực lượng địch bị đánh bật ra khỏi Cây Quéo rút về bổ xung cho Cây Thị.

“Tôi lại áp dụng chiến thuật NÐHQÐ nên chỉ mất có 2 đêm là chiếm được Cây Thị. Tàn quân địch tháo chạy và bị TQLC mai phục vòng ngoài bắt sống trên 100 tên.”

Thưa Ðại Tướng,

Những tên Taliban tối tối ra mặt đường gài mìn, hiện đang sống ẩn núp trong các làng thôn A Phú Hãn; chúng sẽ bị trục xuất ra khỏi những ngôi làng này sau khi làng được tổ chức tự vệ. Mặt khác việc sử dụng quân lực A Phú Hãn với chiến thuật NÐHQÐ cũng sẽ tạo an ninh trên các trục đường, cải thiện cuộc giao thông chiến.

Ðại tướng hiện đang có từ 2,000 đến 4,000 huấn luyện viên Hoa Kỳ để huấn luyện quân sự cho quân đội A Phú Hãn. Việc huấn luyện này là công tác đầu tiên và căn bản để đào tạo ra lực lượng thay thế 100,000 quân Hoa Kỳ và đồng minh đang vật lộn với một chiến trường rừng núi, và đang đối phó với chiến lược insurgency của Taliban.

Câu hỏi tôi xin đại tướng tự nêu ra là những huấn luyện viên Hoa Kỳ sẽ dạy những gì cho quân A Phú Hãn. Giải đáp được câu hỏi này là nắm được một nửa bí quyết thành công, bí quyết chúng tôi học được bằng cái giá máu, và cái khổ nhục thất trận, mất nước.

Sau hai đặc điểm về chiến tranh counterinsurgency, tôi xin cảnh bảo với đại tướng là ông không chỉ đối đầu với quân Taliban trước mặt, mà còn phải đối đầu với mặt trận dư luận phía sau lưng .

Năm 1968 quân Việt-Mỹ thắng lớn trên khắp 300 địa điểm bị đột kích, nhưng đại tướng William Westmoreland đã bị đánh gục trên mặt trận dư luận. Trận Washington thất bại nặng nề đến mức chính vị tổng tư lệnh quân đội Hoa Kỳ lúc đó, tổng thống Lyndon B. Johnson, cũng phải bỏ cuộc, không tái ứng cử nhiệm kỳ thứ nhì.

Vai trò của đại tướng rất khó, chúng tôi cầu nguyện ông thành công, và cầu nguyện cho số tử sĩ Hoa Kỳ mỗi ngày một ít hơn; chúng tôi thương yêu những người lính Mỹ đang tác chiến tại A Phú Hãn, vì họ là con, là cháu của 58,000 người lính Mỹ đã tử trận trong lúc giúp chúng tôi bảo vệ quê hương chúng tôi.

Nguyễn Ðạt Thịnh
Nguyendatthinh@aol.com

---