TẠI SAO BIỂU TÌNH UNESCO Ở BA LÊ KHÔNG CÓ CỜ VÀNG ?
Đúng ra, nhìn những tấm hình trong slide show này, tôi phải cảm thấy phấn khởi. Như bao nhiêu lần khác. Được xem hình ảnh đồng bào mình đi biểu tình chống bọn CSVN. Ở bất cứ đâu. Từ Houston. Sang San Francisco. Từ Luân Đôn. Vượt đại dương sang đến Canberra, Sydney, Melbourne. Vào bất cứ dịp gì. 30 tháng Tư. "Duyên Dáng Việt Nam". Truyền hình VTV4.
Cứ được đọc đến. Cứ được xem hình. Là trong lòng lại dâng lên một niềm vui nhè nhẹ.
Nhưng sao lạ, lần này, nhìn những tấm ảnh của cuộc biểu tình trước UNESCO này, một cảm giác bất an, sau đó trở thành bất bình, từ từ chiếm ngự.
Có phải tại số người tham dự ít ỏi không ? Nhìn hình thì chỉ thấy trên dưới có lẽ chỉ hơn 20 người. Email sang Paris hỏi người bạn sao lần này có vẻ "hơi thưa thớt". Anh cho biết thứ nhất là vào giữa giờ làm việc, thứ hai là ban Tổ chức thay đổi giờ giấc nên bà con lẫn lộn hoặc hoang mang, và thứ ba, ban Tổ chức tung Thông cáo ra quá trể.
Nhưng nghĩ cho tới thì cũng không phải vậy. Không phải là tại ít người mà lòng không vui. Há đã chẳng có những phụ huynh học sinh đơn thân độc mã đến trường học của con em để yêu cầu nhà trường phải tháo bỏ lá cờ máu xuống khỏi assembly hall đó ư? Những lần như thế, chẳng những rộn rã niềm vui mà còn cảm thấy thán phục những cá nhân đó.
Thế thì tại sao lần này, nhìn những tấm hình này, lại thấy bất an ? Tự hỏi. Tự thắc mắc. Hình như có một điều gì thiếu sót trầm trọng lắm thì phải.
Hai mươi giây sau, tôi như người từ bóng tối bước ra vùng ánh sáng, nhìn rõ sự kiện như ban ngày. BIỂU TÌNH CHỐNG BỌN VIỆT CỘNG MÀ SAO KHÔNG THẤY MỘT LÁ CỜ VÀNG NÀO HẾT VẬY ?
Không ! Nói như thế cũng không hoàn toàn đúng. Phải nói là SAO CHỈ CÓ MỘT HAI NGƯỜI CÓ TRÊN TAY LÁ QUỐC KỲ VNCH ? Mà nếu quan sát các tấm hình cho kỹ thì rõ ràng đó là do sự năng động của những cá nhân tự động mang theo quốc kỳ. Không phải do ban Tổ chức cung cấp. Chung quanh, đàng trước, đàng sau những người có vẻ cầm đầu cuộc biểu tình thì chỉ thấy có loa phóng thanh và một vài biểu ngữ.
TUYỆT NHIÊN KHÔNG THẤY HỌ CÓ MỘT LÁ CỜ VÀNG NÀO.
Lai email sang hỏi người bạn bên Pháp. Được trả lời "Ban Tổ chức cho hay tại có du sinh tham dự nên họ không muốn có cờ quốc gia, sợ các du sinh dị ứng".
Tự dưng nghe thấy cái luận điệu này quen quen. Xem kỹ lại những tấm hình một lần nữa xem. Thôi đúng rồi, có lẽ tuổi cũng đã lớn nên mắt đâm ra quáng gà. Mấy tấm bảng trưng bày hình ảnh và tiểu sử của các nhà đối kháng vừa mới bị tuyên án, rõ ràng có đề hai chữ VIỆT TÂN ở bên trên.
Như vậy là mọi điều đã được giải thích rồi còn gì nữa. Ở xa mình không biết chứ còn ở địa phương, đồng hương quá tận tường những người mệnh danh là ban Tổ chức cũng chỉ là thành phần tranh đấu cuội chứ có ai đâu xa lạ. Làm cho có hình thức để báo cáo. Để phỉnh lừa các chính khách ngoại quốc hời hợt, cả tin rằng họ đại diện cho người Việt chống Cộng ở hải ngoại. Cho nên bà con không muốn tham dự là vì vậy.
Còn chuyện BIỂU TÌNH CHỐNG CỘNG MÀ KHÔNG MANG MỘT LÁ CỜ VÀNG "để kêu gọi du sinh tham dự" thì cũng phù hợp với chủ trương TIẾP CẬN của họ mà thôi.
Nhưng họ làm như thế để được chuyện của ho. Trong khi đó, công cuộc chung của chúng ta sẽ bị ảnh hưởng ra sao ? Đồng hương ở những nơi khác, còn quan tâm đến chuyện nước non sẽ nghĩ thế nào khi thấy một cuộc biểu tình mang tính cách quan trọng như thế, ngay giữa thủ đô Ba Lê, lại chỉ thưa thớt với đôi ba chục người ? Bọn CSVN sẽ hớn hở ra sao khi lợi dụng cơ hội này để tuyên truyền trong nước là "người nước ngoài bây giờ mấy ai quan tâm đến những cuộc xuống đường lẻ tẻ " ?
Bởi vậy sách sử thường nói tội bán nước đã nặng, tội thông đồng với giặc cũng chẳng đáng được giảm khinh !
Trịnh Thiện Tâm
Slide show "biểu tình" 06.02.2010 tại Paris:
http://picasaweb.google.fr/cadao75/BieuTinhTruocUnesco622010?authkey=Gv1sRgCIfvgsmm6KvBDw#
---
Wednesday, February 10, 2010
Monday, February 8, 2010
Hiện tượng "Trăm hoa đua nở" kiện các cộng đồng người Việt tỵ nạn Cộng Sản: Chúng ta phải làm gì?
Hiện tượng "Trăm hoa đua nở" kiện các cộng đồng người Việt tỵ nạn CS: Chúng ta phải làm gì?
Sau khi đọc thông báo khẩn của Cộng đồng người Việt Tự do Victoria về chiến dịch vận động đóng góp "1 Đồng Cho Công Lý" của Ủy ban Pháp lý CĐNVTD-VIC và thực hiện cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Văn Bon, Chủ tịch CĐNVTD-VIC liên quan đến vấn đề này, tôi chợt nhớ lại những gì đã xảy ra cho các cộng đồng người Việt tỵ nạn khác trên thế giới.
Cách đây hơn 5 năm (2004) Cộng đồng người Việt Tỵ nạn Cộng sản ở Hoà Lan vì tổ chức biểu tình phản đối văn hóa vận của CSVN nên đã bị người tổ chức đêm văn nghệ khởi tố với lý do những cuộc biểu tình đó đã gây thiệt hại tài chánh cho họ. Đồng bào tại địa phương đã tổ chức những bữa ăn gây qũy, cộng với sự hỗ trợ tinh thần lẫn vật chất của đồng bào khắp thế giới, nên Ban Chấp hành mới có tiền ra tòa để rồi chiến thắng vẻ vang về mặt pháp lý. Điều quan trọng hơn hết là Cộng đồng đã bảo vệ được chính nghĩa của người Việt tỵ nạn ở Hoà Lan để cho lá cờ vàng ba sọc đỏ vẫn tiếp tục bay cao trong những cuộc biểu tình tại Hoà Lan nói riêng và khắp thế giới nói chung.
Tiếp theo là chuyện Hội người Việt Tỵ nạn Cộng sản tại Hamburg và vùng phụ cận cũng bị người tổ chức văn nghệ làm đơn kiện về "Bản Tuyên cáo ngày 9/11/09 của Hội NVTNCS tại Hamburg kêu gọi tẩy chay đêm văn nghệ VN By Night 24/12/09". Phiên tòa xử ngày 24/12/09 đã bắt kẻ kiện phải bồi thường chi phí tiền tòa cho phía bị cáo buộc.
Rồi một vụ kiện khác xảy ra ở Mỹ: một nữ Phật tử dưới tuổi thành niên đã vu cáo một vị sư có những hành vi "khuấy nhiễu tình dục" trong lúc cô mở tủ lạnh trong nhà bếp tại chùa. Kẻ đâm đơn kiện đã bị thua vì những bằng chứng và hình ảnh cho thấy ở thời điểm đó những vật dụng nhà bếp và tủ lạnh đã được... gỡ sạch để tân trang nhà bếp! Nếu như bếp nhà chùa lúc đó không đem sửa chữa thì vụ kiện hẳn sẽ kéo dài và gây biết bao tổn phí kiện tụng. Điều đáng lưu tâm là dẫu rằng toà án đã tuyên xử vị sư nọ vô tội, nhưng cách đây không lâu, tôi vẫn đọc được trên một diễn đàn lá thư email của một người vẫn còn tiếp tục bôi nhọ vị tu hành.
Điều này cho thấy những người muốn phá hoại các tổ chức cộng đồng và tôn giáo của người Việt tỵ nạn CS, có sẵn một đội ngũ tuyên truyền xuyên tạc để phát tán những lời vu khống của họ. Khi niềm tin đồng bào bị lung lay bởi những chiến dịch xuyên tạc sự thật đó thì các cộng đồng chống cộng sẽ bị suy yếu. Và nếu như không có những người bạn ở Mỹ kể rõ sự tình thì hẳn nhiên những người ở xa không có thì giờ theo dõi tình hình tất phải đặt những câu hỏi trong đầu và từ đó có thể mất niềm tin nơi những người bị cáo buộc oan ức.
Qua ba vụ kiện nêu trên, chính nghĩa của Cộng đồng các nơi vẫn thắng là nhờ vào sự trưởng thành về ý thức công bằng và tinh thần đoàn kết của đồng bào tại đó, cũng như của các hội đoàn và đồng bào ở các nơi khác quyết tâm không bỏ rơi những người đang ăn cơm nhà vác ngà voi hầu bảo vệ thành trì cộng đồng ở hải ngoại. Chính nghĩa lá cờ vàng ba sọc đỏ ở những nơi đó vẫn tiếp tục ngạo nghễ bay được là nhờ hành động cụ thể hỗ trợ tài chánh cho những người bị cáo buộc có cơ hội được giải bày trước tòa.
Trông người rồi ngẫm chuyện của cộng đồng người Việt Tỵ Nạn tại Úc châu của chúng ta. Sau việc BCH Cộng đồng người Việt Tự do Victoria kêu gọi đồng bào biểu tình phản đối cuộc triển lãm Impressive Vietnam tại Crown Casino vào tháng 2/2009, mà theo CĐ đã phá vỡ ý đồ văn hoá vận của CSVN, CĐ đã khám phá ra một thành viên của CĐ đã cung cấp tin tức sai lạc cho Crown Casino về mục đích của cuộc biểu tình và đã yêu cầu đương sự ra trình bày tại một phiên họp khoáng đại của CĐ với sự hiện diện của 60 hội đoàn, đoàn thể ở Melbourne. Nhưng đương sự đã không đến mà sau đó còn kiện về tội phỉ báng ông Nguyễn Thế Phong là đương kim Chủ tịch CĐNTVTD Liên bang Úc châu, cựu chủ tịch CĐNVTD-VIC và cũng là người đã đứng mũi chịu sào tổ chức những cuộc biểu tình chống cộng suốt mấy năm qua. Không ai quên được vai trò của CĐNVTD Úc châu trong chiến thắng cờ vàng thật vẻ vang nhân dịp Đại hội Giới trẻ Công giáo Thế giới năm 2008. Không ai phủ nhận được tầm quan trọng của biến cố ấy giữa khi CSVN liên tiếp tung ra những cuộc đàn áp tôn giáo mà tất cả chúng ta đều biết đến.
Kể từ khi ông Nguyễn Thế Phong bị kiện, những truyền đơn hay những poster với nội dung nói xấu ông bỗng nhiên được phát tán hoặc dán ở những khu phố chợ Việt tại Melbourne, đồng thời những lời rỉ tai tiêu cực cũng ngày càng lan ra. Thậm chí bây giờ có một vài người nói với tôi: "Tôi không góp tiền cho quỹ Công lý vì có người nói xấu về ông Phong". Tại sao chúng ta lại nhẹ dạ nghe theo những lời đồn đại đó mà không tin tưởng vào sự công minh của nền luật pháp nước Úc? Ở một xã hội tiến bộ, chúng ta đều hiểu rõ nguyên tắc "một người được xem là vô tội cho tới khi người đó bị xử là có tội" (innocent until proven guilty). Đấy là luật pháp của xã hội văn minh nơi chúng ta đang sống và là cách hành xử của một xã hội nhân bản mà tất cả chúng ta, khi bỏ nước ra đi, vẫn hằng ao ước cho đất nước mình.
Nhưng nói như thế có nghĩa chăng là chúng ta sẽ thờ ơ, khoanh tay đứng nhìn, chờ đợi xem phán quyết của toà án là gì? Cũng không thể được, bởi vì nếu không có tiền hầu toà thì coi như CĐNVTD-VIC cùng ông Chủ tịch Nguyễn Thế Phong sẽ không thể có cơ hội tự biện minh trước tòa. Phải hiểu rõ là CĐNVTD-VIC và ông Phong bị người ta cáo buộc. Nếu không có tiền ra toà thì làm sao chứng minh được là mình không có lỗi? Không có gì oan ức cho bằng một tổ chức hay một cá nhân bị coi như là phạm lỗi chỉ vì mình không đủ phương tiện để tự bênh vực.
Và đó là lý do tại sao quỹ mà CĐNVTD-VIC lập ra mới lấy tên là "1 Đồng Cho Công Lý". Thưa phải, CÔNG LÝ. Công lý cho người bị cáo buộc. Nếu chúng ta căm phẫn khi nhìn thấy Linh mục Nguyễn Văn Lý bị công an CSVN bịt miệng trước toà án Cộng sản, thì chúng ta cũng không thể cầm lòng để cho một tổ chức cộng đồng chính danh của người Việt tỵ nạn chúng ta, cùng một người đã hết lòng phục vụ cho cộng đồng của chúng ta, bị bịt miệng bởi vì thiếu sự hỗ trợ của chúng ta. Sự đóng góp của chúng ta cho chiến dịch "1 Đồng Cho Công Lý" quan trọng là vì vậy.
Tôi thiển nghĩ, giả sử CĐ Victoria và ông Nguyễn Thế Phong không có tiền ra hầu toà mà bị hàm oan, thì lương tâm của chúng ta sẽ bị cắn rứt đến thế nào? Và ai sẽ là kẻ ngồi cười khoái trá? Xin thưa, một vài người, trong đó chắc chắn là có Cộng sản Việt Nam. Làm sao chúng ta có thể để cho điều này xảy ra? Vì vậy mà tôi tin rằng đồng bào tại Úc đã trưởng thành và sẽ hành động không thua gì đồng bào tại Hoà Lan, Hamburg hay Mỹ.
Từ mấy năm qua, đồng bào Úc châu nói riêng và cộng đồng hải ngoại nói chung không ai mà không hãnh diện về những thành quả đấu tranh mà CĐNVTD Úc châu và Victoria đã đạt được, từ chiến thắng VTV4, những biểu tình đập gãy ý đồ văn hoá vận của Nghị quyết 36, những cuộc "dàn chào" rầm rộ khiến lãnh đạo CSVN phải chui vào cửa hậu mà lánh mặt, cho đến cuộc biểu dương thật đáng tự hào nhân Đại hội Giới trẻ Thiên Chúa giáo. Chúng ta nỡ lòng nào làm ngơ khi những người đang ăn cơm nhà vác ngà voi cho chúng ta bị gặp khó khăn?
Nhìn rộng hơn ra ngoài địa bàn Victoria, hẳn chúng ta thấy rõ cuộc chiến gay go đang diễn ra khi CSVN tung ra những số tiền to lớn nhằm phá sập cộng đồng của chúng ta tại nhiều nơi. Nếu những cộng đồng đó, vì lý do nội tại hay vì bị tấn công, gặp khốn đốn thì chắc chắn tiềm năng chống cộng của người Việt sẽ bị suy yếu. Khi một nơi bị suy yếu thì sẽ kéo theo chung những nơi khác, và do đó những chuyện xảy ra ở Victoria - hay ở bất cứ nơi đâu - không chỉ là chuyện của Victoria mà phải là chuyện của tất cả chúng ta. Đã đến lúc mỗi cá nhân người Việt tỵ nạn ở hải ngoại cần tỏ rõ thái độ quyết liệt của mình.
Với dân số trên ba triệu người Việt tỵ nạn ở hải ngoại, chỉ cần mỗi người trong chúng ta sẵn sàng bỏ ra "1 Đồng Cho Công Lý" để bảo vệ thành trì cộng đồng ở khắp nơi thì không một thế lực thù địch nào có thể thắng được chúng ta.
Trong cơn hoạn nạn, hãy thương yêu mà đùm bọc lẫn nhau. Nếu chúng ta không làm chuyện này thì không ai khác sẽ làm được cho chúng ta.
Nam Dao
===
Trích cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Văn Bon, Chủ tịch CĐNVTD-VIC về cuộc Vận động gây Quỹ pháp lý tại Victoria, do Nam Dao thực hiện
Về những sự kiện pháp lý chung quanh vụ kiện
Ông Nguyễn Văn Bon: Kính thưa Chị, vì lý do pháp lý, rất tiếc chúng tôi không thể có ý kiến hay đi vào chi tiết của những vụ kiện vào thời điểm này ngoài việc sơ lược là:
Một cá nhân trong cộng đồng đã đệ đơn kiện ông Nguyễn Thế Phong, Cựu chủ tịch CĐNVTD-VIC (nhiệm kỳ 2007-09) tại tòa Trung thẩm Victoria (County Court) với lời cáo buộc rằng ông Chủ tịch CĐNVTD-VIC đã tuyên bố cá nhân này là cộng sản và đánh phá cộng đồng. Phiên tòa sẽ được xử vào tháng 3 năm 2010, thể theo luật sư cho biết phí tổn của tòa án có thể lên đến hơn $6,600 một ngày và có thể kéo dài đến 7 hoặc 10 ngày.
Một số cá nhân khác và cá nhân đang kiện ông Nguyễn Thế Phong tại tòa Trung thẩm cũng đệ đơn tại tòa Sơ thẩm Victoria (Magistrate Court) cáo buộc rằng Ban chấp hành CĐNVTD-VIC do ông Nguyễn Thế Phong làm chủ tịch đã tham lũng công quỹ của cộng đồng. Nội vụ đang được phân xử tại tòa Sơ thẩm với một phiên tòa vào trung tuần tháng 2 năm 2010.
Đứng trước sự việc nêu trên, Cộng Đồng chúng ta buộc phải hầu tòa và chống lại những cáo buộc mà nguyên đơn đã đưa ra. Ban chấp hành chúng tôi và Ủy ban Pháp lý vì thế đã ra thông báo thiết tha kêu gọi sự đóng góp và hỗ trợ của đồng bào tại Victoria hầu trang trải cho những luật phí to lớn này.
Chúng tôi một lần nữa khẳng định rằng: Ông Nguyễn Thế Phong và Ban chấp hành do ông lãnh đạo đã hành xử đúng với những gì Nội quy CĐNVTD-VIC đòi hỏi và cho phép trong cương vị Chủ tịch của ông.
Về bối cảnh đưa đến việc ông cựu Chủ tịch Cộng đồng Victoria bị thưa tòa Trung thẩm
Ô. Bon: Thưa chị, ông Nguyễn Thế Phong, đầu năm 2009, với tư cách là Chủ tịch Ccộng đồng đã triệu tập một phiên họp đặc biệt của Cộng đồng để tường trình và yêu cầu một cá nhân có liên hệ ra tại phiên họp này để trình bày và giải đáp những thắc mắc của các hội đoàn đoàn thể và đồng bào tại Victoria về một bằng chứng cho thấy cá nhân này đã cung cấp tin tức sai lạc cho Crown Casino về mục đích của cuộc biểu tình chống CSVN của CĐNVTD-VIC. Cá nhân này đã không đến dự nhưng sau đó cáo buộc rằng ông Chủ tịch CDNVTD-VIC đã mạ lỵ và vu khống ông ta là cộng sản, là tay sai của CSVN và đánh phá cộng đồng chống Cộng. Nội vụ đã trải qua giai đoạn hòa giải nhưng không đi đến kết quả và cho đến ngày hôm nay nguyên đơn vẫn tiếp tục khởi tố và ông Nguyễn Thế Phong, hành xử trong cương vị chủ tịch của CĐNVTD-VIC, sẽ phải ra tòa Trung thẩm vào tháng 3 năm 2010 tới đây, thưa chị.
Về phiên tòa Sơ Thẩm
Ô. Bon: Cá nhân kiện ông Nguyễn Thế Phong tại tòa Trung thẩm và hai cá nhân khác cũng đồng thời nộp đơn theo hình thức dân sự (civil matter) tại tòa Sơ thẩm Victoria cáo buộc Ban chấp hành Cộng đồng người Việt Tự do đã tham lũng công quỹ và xử dụng tiền cộng đồng trái phép. Ban chấp hành chúng tôi và Cộng đồng đã chính thức ủy nhiệm cho ông Nguyễn Thế Phong đại diện cho Cộng đồng trong vụ này, vì ông là người lãnh đạo BCH-CĐ trong những khoản thời gian mà nguyên cáo cáo buộc. Nội vụ hiện còn đang tiến hành tại tòa Sơ thẩm Victoria thưa chị và Ban Chấp Hành chúng tôi đã và đang hợp tác một cách tích cực và trung thực với những gì Tòa án đòi hỏi, hầu làm sáng tỏ những lời cáo buộc của nguyên đơn.
Về cách đóng góp cho Cộng đồng trong việc này
Ô. Bon: Các hội đoàn đoàn thể và đồng hương tại Victoria muốn đóng góp vào Quỹ "$1 Cho Công Lý" này của CĐVTD-VIC có thể đóng góp qua văn phòng cộng đồng tại 214 Nicholson St, Footscray 3011 hoặc gởi trực tiếp vào trương mục của Quỹ Pháp lý Cộng đồng với chi tiết như sau:
Ngân hàng: Commonwealth Bank of Australia
Tên trương mục: VCA-VIC Uy Ban Phap Ly
Số trương mục: (063020 BSB) 10395572
http://www.lyhuong.net/viet/index.php?option=com_content&view=article&id=2121:2121&catid=37:bandoc&Itemid=56
---
Sau khi đọc thông báo khẩn của Cộng đồng người Việt Tự do Victoria về chiến dịch vận động đóng góp "1 Đồng Cho Công Lý" của Ủy ban Pháp lý CĐNVTD-VIC và thực hiện cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Văn Bon, Chủ tịch CĐNVTD-VIC liên quan đến vấn đề này, tôi chợt nhớ lại những gì đã xảy ra cho các cộng đồng người Việt tỵ nạn khác trên thế giới.
Cách đây hơn 5 năm (2004) Cộng đồng người Việt Tỵ nạn Cộng sản ở Hoà Lan vì tổ chức biểu tình phản đối văn hóa vận của CSVN nên đã bị người tổ chức đêm văn nghệ khởi tố với lý do những cuộc biểu tình đó đã gây thiệt hại tài chánh cho họ. Đồng bào tại địa phương đã tổ chức những bữa ăn gây qũy, cộng với sự hỗ trợ tinh thần lẫn vật chất của đồng bào khắp thế giới, nên Ban Chấp hành mới có tiền ra tòa để rồi chiến thắng vẻ vang về mặt pháp lý. Điều quan trọng hơn hết là Cộng đồng đã bảo vệ được chính nghĩa của người Việt tỵ nạn ở Hoà Lan để cho lá cờ vàng ba sọc đỏ vẫn tiếp tục bay cao trong những cuộc biểu tình tại Hoà Lan nói riêng và khắp thế giới nói chung.
Tiếp theo là chuyện Hội người Việt Tỵ nạn Cộng sản tại Hamburg và vùng phụ cận cũng bị người tổ chức văn nghệ làm đơn kiện về "Bản Tuyên cáo ngày 9/11/09 của Hội NVTNCS tại Hamburg kêu gọi tẩy chay đêm văn nghệ VN By Night 24/12/09". Phiên tòa xử ngày 24/12/09 đã bắt kẻ kiện phải bồi thường chi phí tiền tòa cho phía bị cáo buộc.
Rồi một vụ kiện khác xảy ra ở Mỹ: một nữ Phật tử dưới tuổi thành niên đã vu cáo một vị sư có những hành vi "khuấy nhiễu tình dục" trong lúc cô mở tủ lạnh trong nhà bếp tại chùa. Kẻ đâm đơn kiện đã bị thua vì những bằng chứng và hình ảnh cho thấy ở thời điểm đó những vật dụng nhà bếp và tủ lạnh đã được... gỡ sạch để tân trang nhà bếp! Nếu như bếp nhà chùa lúc đó không đem sửa chữa thì vụ kiện hẳn sẽ kéo dài và gây biết bao tổn phí kiện tụng. Điều đáng lưu tâm là dẫu rằng toà án đã tuyên xử vị sư nọ vô tội, nhưng cách đây không lâu, tôi vẫn đọc được trên một diễn đàn lá thư email của một người vẫn còn tiếp tục bôi nhọ vị tu hành.
Điều này cho thấy những người muốn phá hoại các tổ chức cộng đồng và tôn giáo của người Việt tỵ nạn CS, có sẵn một đội ngũ tuyên truyền xuyên tạc để phát tán những lời vu khống của họ. Khi niềm tin đồng bào bị lung lay bởi những chiến dịch xuyên tạc sự thật đó thì các cộng đồng chống cộng sẽ bị suy yếu. Và nếu như không có những người bạn ở Mỹ kể rõ sự tình thì hẳn nhiên những người ở xa không có thì giờ theo dõi tình hình tất phải đặt những câu hỏi trong đầu và từ đó có thể mất niềm tin nơi những người bị cáo buộc oan ức.
Qua ba vụ kiện nêu trên, chính nghĩa của Cộng đồng các nơi vẫn thắng là nhờ vào sự trưởng thành về ý thức công bằng và tinh thần đoàn kết của đồng bào tại đó, cũng như của các hội đoàn và đồng bào ở các nơi khác quyết tâm không bỏ rơi những người đang ăn cơm nhà vác ngà voi hầu bảo vệ thành trì cộng đồng ở hải ngoại. Chính nghĩa lá cờ vàng ba sọc đỏ ở những nơi đó vẫn tiếp tục ngạo nghễ bay được là nhờ hành động cụ thể hỗ trợ tài chánh cho những người bị cáo buộc có cơ hội được giải bày trước tòa.
Trông người rồi ngẫm chuyện của cộng đồng người Việt Tỵ Nạn tại Úc châu của chúng ta. Sau việc BCH Cộng đồng người Việt Tự do Victoria kêu gọi đồng bào biểu tình phản đối cuộc triển lãm Impressive Vietnam tại Crown Casino vào tháng 2/2009, mà theo CĐ đã phá vỡ ý đồ văn hoá vận của CSVN, CĐ đã khám phá ra một thành viên của CĐ đã cung cấp tin tức sai lạc cho Crown Casino về mục đích của cuộc biểu tình và đã yêu cầu đương sự ra trình bày tại một phiên họp khoáng đại của CĐ với sự hiện diện của 60 hội đoàn, đoàn thể ở Melbourne. Nhưng đương sự đã không đến mà sau đó còn kiện về tội phỉ báng ông Nguyễn Thế Phong là đương kim Chủ tịch CĐNTVTD Liên bang Úc châu, cựu chủ tịch CĐNVTD-VIC và cũng là người đã đứng mũi chịu sào tổ chức những cuộc biểu tình chống cộng suốt mấy năm qua. Không ai quên được vai trò của CĐNVTD Úc châu trong chiến thắng cờ vàng thật vẻ vang nhân dịp Đại hội Giới trẻ Công giáo Thế giới năm 2008. Không ai phủ nhận được tầm quan trọng của biến cố ấy giữa khi CSVN liên tiếp tung ra những cuộc đàn áp tôn giáo mà tất cả chúng ta đều biết đến.
Kể từ khi ông Nguyễn Thế Phong bị kiện, những truyền đơn hay những poster với nội dung nói xấu ông bỗng nhiên được phát tán hoặc dán ở những khu phố chợ Việt tại Melbourne, đồng thời những lời rỉ tai tiêu cực cũng ngày càng lan ra. Thậm chí bây giờ có một vài người nói với tôi: "Tôi không góp tiền cho quỹ Công lý vì có người nói xấu về ông Phong". Tại sao chúng ta lại nhẹ dạ nghe theo những lời đồn đại đó mà không tin tưởng vào sự công minh của nền luật pháp nước Úc? Ở một xã hội tiến bộ, chúng ta đều hiểu rõ nguyên tắc "một người được xem là vô tội cho tới khi người đó bị xử là có tội" (innocent until proven guilty). Đấy là luật pháp của xã hội văn minh nơi chúng ta đang sống và là cách hành xử của một xã hội nhân bản mà tất cả chúng ta, khi bỏ nước ra đi, vẫn hằng ao ước cho đất nước mình.
Nhưng nói như thế có nghĩa chăng là chúng ta sẽ thờ ơ, khoanh tay đứng nhìn, chờ đợi xem phán quyết của toà án là gì? Cũng không thể được, bởi vì nếu không có tiền hầu toà thì coi như CĐNVTD-VIC cùng ông Chủ tịch Nguyễn Thế Phong sẽ không thể có cơ hội tự biện minh trước tòa. Phải hiểu rõ là CĐNVTD-VIC và ông Phong bị người ta cáo buộc. Nếu không có tiền ra toà thì làm sao chứng minh được là mình không có lỗi? Không có gì oan ức cho bằng một tổ chức hay một cá nhân bị coi như là phạm lỗi chỉ vì mình không đủ phương tiện để tự bênh vực.
Và đó là lý do tại sao quỹ mà CĐNVTD-VIC lập ra mới lấy tên là "1 Đồng Cho Công Lý". Thưa phải, CÔNG LÝ. Công lý cho người bị cáo buộc. Nếu chúng ta căm phẫn khi nhìn thấy Linh mục Nguyễn Văn Lý bị công an CSVN bịt miệng trước toà án Cộng sản, thì chúng ta cũng không thể cầm lòng để cho một tổ chức cộng đồng chính danh của người Việt tỵ nạn chúng ta, cùng một người đã hết lòng phục vụ cho cộng đồng của chúng ta, bị bịt miệng bởi vì thiếu sự hỗ trợ của chúng ta. Sự đóng góp của chúng ta cho chiến dịch "1 Đồng Cho Công Lý" quan trọng là vì vậy.
Tôi thiển nghĩ, giả sử CĐ Victoria và ông Nguyễn Thế Phong không có tiền ra hầu toà mà bị hàm oan, thì lương tâm của chúng ta sẽ bị cắn rứt đến thế nào? Và ai sẽ là kẻ ngồi cười khoái trá? Xin thưa, một vài người, trong đó chắc chắn là có Cộng sản Việt Nam. Làm sao chúng ta có thể để cho điều này xảy ra? Vì vậy mà tôi tin rằng đồng bào tại Úc đã trưởng thành và sẽ hành động không thua gì đồng bào tại Hoà Lan, Hamburg hay Mỹ.
Từ mấy năm qua, đồng bào Úc châu nói riêng và cộng đồng hải ngoại nói chung không ai mà không hãnh diện về những thành quả đấu tranh mà CĐNVTD Úc châu và Victoria đã đạt được, từ chiến thắng VTV4, những biểu tình đập gãy ý đồ văn hoá vận của Nghị quyết 36, những cuộc "dàn chào" rầm rộ khiến lãnh đạo CSVN phải chui vào cửa hậu mà lánh mặt, cho đến cuộc biểu dương thật đáng tự hào nhân Đại hội Giới trẻ Thiên Chúa giáo. Chúng ta nỡ lòng nào làm ngơ khi những người đang ăn cơm nhà vác ngà voi cho chúng ta bị gặp khó khăn?
Nhìn rộng hơn ra ngoài địa bàn Victoria, hẳn chúng ta thấy rõ cuộc chiến gay go đang diễn ra khi CSVN tung ra những số tiền to lớn nhằm phá sập cộng đồng của chúng ta tại nhiều nơi. Nếu những cộng đồng đó, vì lý do nội tại hay vì bị tấn công, gặp khốn đốn thì chắc chắn tiềm năng chống cộng của người Việt sẽ bị suy yếu. Khi một nơi bị suy yếu thì sẽ kéo theo chung những nơi khác, và do đó những chuyện xảy ra ở Victoria - hay ở bất cứ nơi đâu - không chỉ là chuyện của Victoria mà phải là chuyện của tất cả chúng ta. Đã đến lúc mỗi cá nhân người Việt tỵ nạn ở hải ngoại cần tỏ rõ thái độ quyết liệt của mình.
Với dân số trên ba triệu người Việt tỵ nạn ở hải ngoại, chỉ cần mỗi người trong chúng ta sẵn sàng bỏ ra "1 Đồng Cho Công Lý" để bảo vệ thành trì cộng đồng ở khắp nơi thì không một thế lực thù địch nào có thể thắng được chúng ta.
Trong cơn hoạn nạn, hãy thương yêu mà đùm bọc lẫn nhau. Nếu chúng ta không làm chuyện này thì không ai khác sẽ làm được cho chúng ta.
Nam Dao
===
Trích cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Văn Bon, Chủ tịch CĐNVTD-VIC về cuộc Vận động gây Quỹ pháp lý tại Victoria, do Nam Dao thực hiện
Về những sự kiện pháp lý chung quanh vụ kiện
Ông Nguyễn Văn Bon: Kính thưa Chị, vì lý do pháp lý, rất tiếc chúng tôi không thể có ý kiến hay đi vào chi tiết của những vụ kiện vào thời điểm này ngoài việc sơ lược là:
Một cá nhân trong cộng đồng đã đệ đơn kiện ông Nguyễn Thế Phong, Cựu chủ tịch CĐNVTD-VIC (nhiệm kỳ 2007-09) tại tòa Trung thẩm Victoria (County Court) với lời cáo buộc rằng ông Chủ tịch CĐNVTD-VIC đã tuyên bố cá nhân này là cộng sản và đánh phá cộng đồng. Phiên tòa sẽ được xử vào tháng 3 năm 2010, thể theo luật sư cho biết phí tổn của tòa án có thể lên đến hơn $6,600 một ngày và có thể kéo dài đến 7 hoặc 10 ngày.
Một số cá nhân khác và cá nhân đang kiện ông Nguyễn Thế Phong tại tòa Trung thẩm cũng đệ đơn tại tòa Sơ thẩm Victoria (Magistrate Court) cáo buộc rằng Ban chấp hành CĐNVTD-VIC do ông Nguyễn Thế Phong làm chủ tịch đã tham lũng công quỹ của cộng đồng. Nội vụ đang được phân xử tại tòa Sơ thẩm với một phiên tòa vào trung tuần tháng 2 năm 2010.
Đứng trước sự việc nêu trên, Cộng Đồng chúng ta buộc phải hầu tòa và chống lại những cáo buộc mà nguyên đơn đã đưa ra. Ban chấp hành chúng tôi và Ủy ban Pháp lý vì thế đã ra thông báo thiết tha kêu gọi sự đóng góp và hỗ trợ của đồng bào tại Victoria hầu trang trải cho những luật phí to lớn này.
Chúng tôi một lần nữa khẳng định rằng: Ông Nguyễn Thế Phong và Ban chấp hành do ông lãnh đạo đã hành xử đúng với những gì Nội quy CĐNVTD-VIC đòi hỏi và cho phép trong cương vị Chủ tịch của ông.
Về bối cảnh đưa đến việc ông cựu Chủ tịch Cộng đồng Victoria bị thưa tòa Trung thẩm
Ô. Bon: Thưa chị, ông Nguyễn Thế Phong, đầu năm 2009, với tư cách là Chủ tịch Ccộng đồng đã triệu tập một phiên họp đặc biệt của Cộng đồng để tường trình và yêu cầu một cá nhân có liên hệ ra tại phiên họp này để trình bày và giải đáp những thắc mắc của các hội đoàn đoàn thể và đồng bào tại Victoria về một bằng chứng cho thấy cá nhân này đã cung cấp tin tức sai lạc cho Crown Casino về mục đích của cuộc biểu tình chống CSVN của CĐNVTD-VIC. Cá nhân này đã không đến dự nhưng sau đó cáo buộc rằng ông Chủ tịch CDNVTD-VIC đã mạ lỵ và vu khống ông ta là cộng sản, là tay sai của CSVN và đánh phá cộng đồng chống Cộng. Nội vụ đã trải qua giai đoạn hòa giải nhưng không đi đến kết quả và cho đến ngày hôm nay nguyên đơn vẫn tiếp tục khởi tố và ông Nguyễn Thế Phong, hành xử trong cương vị chủ tịch của CĐNVTD-VIC, sẽ phải ra tòa Trung thẩm vào tháng 3 năm 2010 tới đây, thưa chị.
Về phiên tòa Sơ Thẩm
Ô. Bon: Cá nhân kiện ông Nguyễn Thế Phong tại tòa Trung thẩm và hai cá nhân khác cũng đồng thời nộp đơn theo hình thức dân sự (civil matter) tại tòa Sơ thẩm Victoria cáo buộc Ban chấp hành Cộng đồng người Việt Tự do đã tham lũng công quỹ và xử dụng tiền cộng đồng trái phép. Ban chấp hành chúng tôi và Cộng đồng đã chính thức ủy nhiệm cho ông Nguyễn Thế Phong đại diện cho Cộng đồng trong vụ này, vì ông là người lãnh đạo BCH-CĐ trong những khoản thời gian mà nguyên cáo cáo buộc. Nội vụ hiện còn đang tiến hành tại tòa Sơ thẩm Victoria thưa chị và Ban Chấp Hành chúng tôi đã và đang hợp tác một cách tích cực và trung thực với những gì Tòa án đòi hỏi, hầu làm sáng tỏ những lời cáo buộc của nguyên đơn.
Về cách đóng góp cho Cộng đồng trong việc này
Ô. Bon: Các hội đoàn đoàn thể và đồng hương tại Victoria muốn đóng góp vào Quỹ "$1 Cho Công Lý" này của CĐVTD-VIC có thể đóng góp qua văn phòng cộng đồng tại 214 Nicholson St, Footscray 3011 hoặc gởi trực tiếp vào trương mục của Quỹ Pháp lý Cộng đồng với chi tiết như sau:
Ngân hàng: Commonwealth Bank of Australia
Tên trương mục: VCA-VIC Uy Ban Phap Ly
Số trương mục: (063020 BSB) 10395572
http://www.lyhuong.net/viet/index.php?option=com_content&view=article&id=2121:2121&catid=37:bandoc&Itemid=56
---
Sunday, February 7, 2010
Tết Nguyên Đán ở HOÀ LAN : Đêm hội ngộ mùa Xuân Canh Dần 2010
Tết Nguyên Đán ở HOÀ LAN : Đêm hội ngộ mùa Xuân Canh Dần 2010
Cội mai già vàng rực một góc sân khấu, nhạc xập xình cùng tiếng hát bay bỗng của ca sĩ, bóng người lướt đi trên sàn nhảy. Ngoài kia mùi bánh tét, bánh chưng xen lẫn các món ăn truyền thống khác. Tất cả tạo ra một bầu không khí tươi vui náo nhiệt của Tết Canh Dần mà Cộng Đồng năm nay tổ chức.
Năm nay Cộng Đồng Việt Nam Tỵ Nạn Cộng Sản tại Hoà Lan (CDVNTNCS/HL) tổ chức hội Xuân thật chu đáo. Chương trình văn nghệ phong phú với những tiếng hát một thời được tuyển chọn, bên cạnh ban nhạc Rạng Đông đã vang danh trong lòng người hâm mộ. Đặc biệt chương trình năm nay có sự hiện diện của vũ đoàn Lạc Hồng đến từ Đan Mạch, đây là vũ đoàn của cộng đồng người Việt tỵ nạn Cộng Sản tại Đan Mạch được mời đến giúp vui cho đồng hương, đã làm cho chương trình văn nghệ thêm phần phong phú. Đó là chưa kể người MC với tài điều khiển chương trình một cách sống động va dí dỏm làm tăng thêm phần hào hứng cho người tham dự.
Anh Tư với nụ cười rạng rỡ nói với tôi: “Bão tuyết như dzầy, tưởng ít người đi, ai dzè lại đông dzui dzữ dzậy”. Đúng như vậy, năm nay thời tiết lạnh, tuyết rơi kéo dài nhiều hơn mọi năm, thế mà BTC không ngờ đồng hương hội tụ về Arnhem với số lượng ngoài dự định.
Tết nhất thì phải đi liền với cái ăn, cái uống. Bên kia cách nhau một làn kính mỏng, trong hàng lang nào là bánh tét, bánh chưng, chè, hột vịt, bánh mì, đồ nhậu ; lại thêm cạnh đó là bàn táp bia và nước ngọt. Đồng hương nếu điều kiện tài chánh cho phép, thì tương đối có đủ sự chọn lựa cho một đêm hội ngộ vui Xuân do CĐ tổ chức. Đó là chưa kể đến hàng phở Cần nổi tiếng năm nào cũng hiện diện, nằm khuất phía trong.
Trong cái không khí ngây ngây, rộn rã tiếng cười đùa của một ngày hội lớn, thế nào ta cũng chợt bắt gặp một khuôn mặt quen thuộc từ lâu, nay mới gặp. Có gì thú cho bằng lâu ngày gặp lại bạn xưa. Những thăm hỏi về gia đình, sức khỏe, công việc làm ăn, học hành con cái và tùy người để thấy rằng mình lớn thêm một năm hay mình già đi một tuổi… Những em bé chạy nhảy tung tăng, những chàng trai thiếu nữ đang lớn đầy sức sống, bên cạnh những mái đầu bạc. Tất cả tạo nên một bức tranh sống động cho ngày hội Xuân, một năm chỉ có một lần.
Trên đường về nhà, tuyết lại rơi một màu trắng xóa. Nhưng tôi chỉ thấy màu vàng hoa mai trộn lẫn với vườn cải hoa vàng của thời xa xưa tuổi nhỏ, màu đỏ bao lì xì trộn lẫn với màu xác pháo và màu xanh bánh tét trộn lẫn với màu xanh của những cánh đồng lúa non trải dài .. trải dài … để rồi biến thành cái mênh mông của màu tuyết trắng.
Cái gì đã nối kết những hình ảnh màu sắc đó, nếu không phải ta nhớ về quá khứ để nhận ra rằng đời sống hiện tại, tương lai của chúng ta là ở nơi đây. Và cũng để thấy thêm được rằng, nếu người Việt tha hương chúng ta biết tìm đến với nhau, chắc chắn chúng ta sẽ tạo nên một cái Tết quê hương đậm đà, ấm cúng giữa bầu trời băng giá này, phải không bạn.
Nguyễn Liên Hiệp
---
Subscribe to:
Posts (Atom)